Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thi tốt nghiệp THPT 2020: Kỹ năng làm bài thi KHTN và KHXH

Tạp Chí Giáo Dục

Đi vi bài thi khoa hc t nhiên (KHTN) và khoa hc xã hi (KHXH) trong k thi tt nghip THPT 2020, các giáo viên b môn cho biết đ có th làm tt tng bài thi, ngoài vic có kiến thc nn tng tt thì hc sinh còn phi lưu ý đến k năng làm bài. Các em không ch quan ngay c phn kiến thc d, làm đến đâu chc đến đó.


Theo các giáo viên b môn, khi làm bài thi khoa hc t nhiên hay khoa hc xã hi, hc sinh không nên ch quan  các dng bài d. Trong nh: Hc sinh lp 12 Trưng THPT Lê Trng Tn (Q.Tân Phú) trong gi ôn tp môn vt lý. Ảnh: Y.Hoa

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các em bước vào phòng thi với một tâm lý thoải mái, không áp lực. Đọc thật kỹ đề, phân tích được các dạng bài trước khi làm bài. Bên cạnh đó, cần phải phân bố thời gian hợp lý.

Bài thi KHTN: Lưu ý làm chc phn lý thuyết

Ở môn vật lý, cô Lê Thị Kim Hạ (Tổ trưởng Tổ vật lý Trường THPT Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú, TP.HCM) cho hay phần lý thuyết chiếm tỷ lệ lớn trong bài thi – đến 80% – là những kiến thức cực kỳ cơ bản trong sách giáo khoa. Ở các dạng bài tập cũng áp dụng kiến thức lý thuyết. Vì vậy, để làm tốt bài thi môn vật lý, trước hết học sinh cần phải nắm thật chắc kiến thức lý thuyết của từng bài, từng chương. Tuy nhiên, ngay cả những phần câu hỏi đơn giản trong bài thi, khi làm bài, học sinh cũng thường dễ bị nhầm lẫn ở nhiều phần kiến thức. Có thể vẫn là kiến thức đó, đáp án đó nhưng đề chỉ thay đổi cách hỏi là khiến học sinh lúng túng, khó tìm ra đáp án đúng. Ví dụ, cho rằng vật đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc bằng 0, trong khi thực tế vận tốc của vật là lớn nhất. Ở phần điện, học sinh cũng lúng túng giữa các cụm từ “sớm”, và “trễ”. Trong phần giao thoa, học sinh không phân biệt được giữa sóng đơn và sóng giao thoa… Do đó, để làm bài thi tốt, học sinh phải đọc thật kỹ đề, thông qua các dấu hiệu nhận biết để nhận biết kiến thức. Các dạng bài tập liên quan đến kiến thức phóng xạ là phần mà học sinh thường gặp sai nhiều nhất, nếu chỉ cần thay đổi một từ ngữ thôi là sẽ khiến các em gặp lúng túng khi giải đề, chọn đáp án. Vì vậy, lời khuyên là khi đọc đề, ở dạng câu hỏi nào cũng vậy, cần thiết và quan trọng nhất là học sinh phải tìm được từ khóa của bài thì mới có thể tránh sai sót, tìm ra đáp án. Từ câu 33 đến câu 40 trong đề thi là các câu hỏi mang tính phân loại cao, ở những câu này học sinh không nên quá sa đà nếu không chắc chắn các phần kiến thức trước để tránh mất nhiều thời gian. Đối với môn vật lý, máy tính, bút chì, bút bi là các vật dụng không thể thiếu trong phòng thi. Tuy nhiên, học sinh cần phải lưu ý khi làm bài thi môn vật lý, máy tính cần phải để ở chế độ R để tính toán.

Tương tự, ở môn hóa học, thầy Hoàng Dũng (Tổ trưởng Tổ hóa học Trường THPT Tenlơman, Q.1, TP.HCM) lưu ý trước khi làm bài thi, học sinh cần phải đọc qua đề một lượt, câu nào quen thuộc làm trước, câu nào khó làm sau. Trong quá trình làm bài nên vận dụng những kỹ năng giải nhanh một cách linh hoạt. Những câu khó, nằm ngoài khả năng thì không nên quá sa lầy để tránh mất nhiều thời gian. Sử dụng phương pháp loại suy với những câu khó. Các dạng câu hỏi tổng hợp đề cập kiến thức nhiều chương trong đề thi là phần học sinh hay gặp khó. Với các dạng bài này, học sinh phải nắm chắc lý thuyết. Với những câu hỏi quen thuộc, áp dụng thuần lý thuyết, để ăn chắc điểm, học sinh không nên chủ quan mà phải đọc thật kỹ đề, phân tích đề để tránh việc nhầm lẫn. Trong quá trình làm bài thi, học sinh phải thật chú ý về các phản ứng, đặc biệt là những phản ứng có lượng chất dư để tránh nhầm lẫn, chú ý về các định luật nguyên tố, số mol nguyên tố, định luật bảo toàn khối lượng… để áp dụng linh hoạt vào các dạng toán giải nhanh nhằm tiết kiệm thời gian. Lưu ý, có những bài giải bằng phương pháp truyền thống bình thường sẽ không cho ra kết quả mà buộc phải sử dụng bằng định luật. Vì vậy, điều quan trọng nhất khi giải bài thi môn hóa học là học sinh cần định hướng được phương pháp giải toán ngay từ đầu thì sẽ ra đúng kết quả và nhanh.

Đối với môn sinh học, theo cô Danh Thị Huyền Trân (nhóm trưởng nhóm sinh học Trung tâm GDNN-GDTX Q.Tân Bình, TP.HCM), trong đề thi đã sắp xếp các câu hỏi tăng dần theo độ khó; vì vậy khi làm bài thi môn sinh học, học sinh nên chọn câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Khi làm bài, các em cần phải lưu ý đọc thật kỹ phần điều kiện và phần hỏi để chọn đáp án đúng. Đối với những câu bài tập, học sinh cần nắm được, nhận biết nhanh bài tập đó thuộc phần nào, dạng nào, cấp độ nào để xác định được hướng đi và công cụ toán học để xử lý, tìm đáp án. Với các câu hỏi khó trong đề thi sinh học, cô Trân cho rằng đây là những câu mang tính tổng hợp kiến thức. Thường yêu cầu phải đi tìm nhiều dự đoán đúng trong tổng số các dự đoán đưa ra nên đôi khi học sinh phải áp dụng giải theo kiểu tự luận thì mới tìm ra đáp án đúng.

Bài thi KHXH: Chú ý tìm t khóa

Đối với môn GDCD, để làm bài thi tốt, thầy Phạm Thanh Tuấn (giáo viên môn GDCD Trường THCS-THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM) cho biết trước hết học sinh cần phải nắm vững kiến thức sách giáo khoa. Các em làm thật tốt những câu hỏi về lý thuyết để “ăn chắc” điểm 5. Khi đọc đề, các em cần phải biết phân tích đề để tìm ra những điểm mấu chốt, quan trọng, để hiểu được ý câu hỏi, từ đó tránh việc chọn nhầm đáp án nhiễu. Một lưu ý quan trọng nữa là ở môn GDCD, học sinh cần phải biết vận dụng linh hoạt khi xử lý tình huống trong bài thi, phân tích, áp dụng kiến thức thực tế cùng kiến thức thầy cô đã giảng dạy để chọn ra đáp án phù hợp nhất. Khi làm bài thi, học sinh cần phải đọc thật kỹ đề, đọc thật kỹ từng câu hỏi, tìm được từ khóa của câu hỏi để chọn được đáp án đúng. Quá trình làm bài, các em không nên dừng quá lâu ở một câu. Với dung lượng thời gian 50 phút và 40 câu, bình quân mỗi câu các em chỉ được làm trong 1 phút, 10 phút để tô đáp án, kiểm tra sai sót… Vì vậy, nếu dừng quá lâu ở một câu sẽ không còn thời gian cho các câu khác. Do đó, khi làm bài thi môn GDCD, đối với câu hỏi khó mà đọc lên không có chút hình dung nào thì các em nên bỏ qua làm sau cùng. Câu nào mà cả 4 đáp án đều thấy “na ná, hình như đúng” cũng làm sau cùng. Các câu chắc kiến thức, chắc đáp án thì làm trước, kế đến là các câu loại suy và câu tình huống. Với các câu tình huống có nhiều đối tượng thì học sinh nên ghi chú và xác định từng đối tượng trong đề ra giấy nháp, sau đó căn cứ vào kiến thức đã học xác định theo yêu cầu của đề chọn ra đáp án đúng.

“Lưu ý là khi làm bài thi, các em không nên b sót bt k mt câu hi nào. Vi nhng câu hi khó, s dng phương pháp loi suy đ tìm đáp án đúng nht, tránh vic đánh ba. Các em luôn nh rng đáp án nm ngay trong câu hi. Do vy, k năng đc đ là cc k quan trng”, thy Nguyn Chí Tun (giáo viên môn đa lý Trưng THCS-THPT Đinh Thin Lý, Q.7, TP.HCM) khuyên.

Trong khi đó, ở môn lịch sử, cô Đỗ Thị Hằng (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Long Trường, Q.9, TP.HCM) đưa ra lời khuyên như sau: Để làm bài tốt, học sinh cần giữ được tâm lý thoải mái nhất trong phòng thi, bình tĩnh khi đọc đề, không hoang mang trước những phần kiến thức “tưởng như mới” đề cập đến trong đề. Khi làm bài, học sinh phải đọc thật kỹ đề, câu nào làm được thì làm trước, câu nào chưa giải quyết được thì làm sau. Với mỗi câu, điều quan trọng nhất là cần xác định được trọng tâm của câu hỏi thể hiện ở các từ khóa. Bằng cách gạch chân, khoanh tròn các từ khóa trong mỗi câu hỏi, từ đó xác định phương án đúng nhất và đủ nhất. Theo cô Hằng, trong môn lịch sử, có nhiều khi chỉ một từ thay đổi thôi đã là chuyển sang phần lịch sử khác, chiến dịch khác, từ đó dẫn đến chọn đáp án khác. Ví dụ như chiến dịch Việt Bắc thu đông và chiến dịch Đông xuân, học sinh rất dễ nhầm lẫn khi làm bài. Vì vậy, học sinh nên lưu ý đến tính chất của mỗi chiến dịch để lựa chọn đáp án.

Cuối cùng, ở môn địa lý, thầy Nguyễn Chí Tuấn (giáo viên môn địa lý Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý, Q.7, TP.HCM) cho biết về cơ bản, để có thể làm bài thi tốt thì học sinh phải giữ được tâm lý thoải mái, không nên lo lắng, áp lực, đọc thật kỹ đề. Các câu hỏi dễ trong tầm tay nên làm trước và làm thật chắc chắn, các nhóm câu hỏi khó thì làm sau cùng. Những phần kiến thức mà học sinh có thể làm trước như phần Atlat, câu hỏi kỹ năng, nhận biết. Một điều lưu ý khi làm bài thi môn địa lý là học sinh cần đọc kỹ các câu dẫn để tìm từ khóa trong bài. Dùng bút gạch chân các từ khóa trọng tâm để xác định được những ý cơ bản mà đề muốn hỏi, từ đó rà soát các đáp án, loại ra các ý sai, ý vô lý. Với các câu hỏi liên quan đến tính toán như phân tích bảng số liệu hay biểu đồ, học sinh cần đọc kỹ đề, tính toán một cách chính xác, cẩn thận những thay đổi biến động của các yếu tố, nhận dạng các loại biểu đồ cho chính xác. Vì phần này rất dễ lấy điểm, học sinh chỉ cần xác định được đúng từ khóa, chọn được đúng đặc điểm là có thể lấy điểm. Lưu ý là khi làm bài thi, các em không nên bỏ sót bất kỳ một câu hỏi nào. Với những câu hỏi khó, sử dụng phương pháp loại suy để tìm đáp án đúng nhất, tránh việc đánh bừa. Các em luôn nhớ rằng đáp án nằm ngay trong câu hỏi. Do vậy, kỹ năng đọc đề là cực kỳ quan trọng.

Đ.Yến (ghi)

Bình luận (0)