Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Để đạt điểm cao bài thi tiếng Anh

Tạp Chí Giáo Dục

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân đang ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010. Ảnh: NGỌC ANH

Đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh được Bộ GD-ĐT qui định ra theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan với bốn lựa chọn (A, B, C và D). Để làm bài thi tốt và đạt được điểm cao, dĩ nhiên các em cần nắm vững kiến thức ngôn ngữ về từ vựng và ngữ pháp của lớp 12 và ôn lại căn bản của các lớp trước. Sau đây là một số chủ điểm quan trọng mà chúng ta thấy thường xuất hiện trong câu hỏi của các kỳ thi trước.
Ngữ pháp: Ôn các thì căn bản như: present simple, present progressive, present perfect, past simple, past progressive, past perfect, future simple, future perfect. Ví dụ:
– I first met her two years ago when we_______at Oxford university.
A. had been studying; B. are studying; C. were studying; D. have been studying
 (Đáp án: C: ‘were studying’)
– He went back to work in his country after he_______his course on Advanced Engineering in London.
A. has finished; B. was finishing; C. finished; D. had finished
(Đáp án: D: ‘had finished’: dùng Past perfect để diễn tả việc xảy ra trước trong quá khứ)
* Ôn cách dùng thì trong mệnh đề thời gian (Time clauses), đặc biệt cách dùng thì hiện tại trong mệnh đề thời gian để nói về tình huống tương lai. Ví dụ:
– We are going to (A) visit our (B) grandparents when (C) we will (D) finish our final exams.
 (Đáp án: D: bỏ ‘will’ và dùng thì hiện tại đơn: ‘we finish’)
* Ôn cách dùng thì trong ba loại câu điều kiện: Conditonal type 1, 2, and 3. Ví dụ:
– If I had the map now, I _______ a shortcut across the desert.
A. could have taken; B. take; C. could take; D. can take
(Đáp án: C: ‘could take’: đây là mệnh đề chính của câu điều kiện loại 2)
– _______, we couldn’t have conti nued with the project.
A. If you hadn’t contributed positively; B. Even if you didn’t like to contribute; C. Provided your contribution wouldn’t come; D. Unless we had your contribution
 (Đáp án: A: ‘If you hadn’t contributed positively’: đây là mệnh đề If-clause Type 3, nên ta chọn thì Past perfect)
* Ôn cách kết hợp câu bằng các liên từ (conjunctions): because, because of, although, even though, despite, in spite of, however, therefore … Ví dụ:
– The football match was postponed _______ the bad weather.
A. despite; B. in spite; C. because; D. because of
(Đáp án: D: ‘because of’: nói nguyên nhân và dùng trước một cụm từ ‘phrase’)
– Alex did not do well in class ______.
A. therefore he was a good student; B. as long as he had studied badly; C. because he failed to study properly; D. although he was not hard-working
(Đáp án: C: ‘beccause he failed to study properly’: dùng ‘because + clause’)
* Ôn cách viết mệnh đề chỉ mục đích ‘Purpose clauses’ với ‘so that + clause’ hoặc ‘in order to/so as to + infinitive’. Ví dụ:
– Those boys took a long ladder _____.
A. in order to get the ball from the roof; B. so they will get the ball from the roof; C. so that the ball from the roof can be gotten; D. and then get the ball from the roof
(Đáp án: A: ‘in order to get the ball from the roof’: dùng ‘in order to + infinitive’ với ý nghĩa: để mà …)
* Ôn ý nghĩa và cách dùng các động từ khiếm khuyết (Modal verbs): can, must, mustn’t, may, should, needn’t, … Ví dụ:
– The recycling of waste paper _______ save a great amount of wood pulp.
A. had better; B. need; C. can; D. dare
(Đáp án: ‘can’: ‘có thể’ = có ý nghĩa thích hợp nhất trong các lựa chọn)
– She brought (A) a lot of money with (B) her so that she needed buy (C) some duty-free goods (D).
(Đáp án: D: ‘could buy’: để chỉ mục đích sau ‘so that’)
* Ôn mệnh đề quan hệ (Relative clauses) và cách giản lược mệnh đề quan hệ. Ví dụ:
– Yesterday I met your brother, _____ had taken us to the Headquarters of the United Nations in New York before.
A. whose; B. that; C. whom; D. who
(Đáp án: D: ‘who’: thay cho danh từ brother và làm chủ ngữ mệnh đề quan hệ theo sau)
* Ôn cấu trúc câu bị động. Ví dụ:
– Endangered species _______ by the World Wildlife Fund.
A. are protected; B. would protect; C. be protected; D. will protect
(Đáp án: A: ‘are protected’: câu bị động với thì Present simple)
* Ôn một số ‘verbs + To-infinitve’, ‘verbs + object + To-infinitive’ và ‘verbs + gerund’. Ví dụ:
– If I were you, I would advise her ____ the new teaching method.
A. try; B. trying; C. to try; D. tries
(Đáp án: ‘to try’: chúng ta dùng ‘To-infinitive’sau động từ ‘advise + object’)
* Ôn các động từ kép ‘phrasal verbs’ đã học trong chương trình lớp 12. Ví dụ:
– My father decided to ____ smoking after he had been smoking for ten years.
A. take up; B. put away; C. get over; D. give up
(Đáp án: ‘give up’: từ bỏ)
– I’m going _______ for a few days so don’t dens me any more work.
A. away; B. over; C. in; D. after
(Đáp án: A: ‘away’: go away: đi xa)
* Ngoài ra, các em cũng chú ý cách dùng câu hỏi đuôi (Question tag), câu bình phẩm (Remarks) với ‘So + verb + subject’ hoặc ‘Neither + verb + subject’; cách dùng ‘enough’, ‘too’, ‘so/such … that …’. Ví dụ:
– Peter doesn’t like scuba-diving. _______ does his brother.
A. Too; B. Neither; C. So; D. Either
(Đáp án: B: ‘Neither’: cũng không)
– They are not _______ to take part in this program of the World Health Organization.
A. so old; B. old enough; C. enough old; D. as old
(Đáp án: B: ‘old enough’: chú ý dùng tính từ đi trước ‘enough’)
Từ ngữ:
Các em nên chú trọng các từ quan trọng (key words) trong các bài đọc của sách giáo khoa lớp 12. Lưu ý các hình thức của gia đình từ (word family) và các tiền tố (prefixes) và hậu tố (suffixes). Sau đây là một vài câu hỏi về từ ngữ đã xuất hiện trong các đề thi năm trước.
– A scientist who studies living things is a _______ .
A. biology; B. biological; C. biologist; D. biologically
(Đáp án: C: ‘biologist’ = nhà sinh vật học)
– High school students should be _____ for their future jobs before leaving school.
A. ill-spoken; B. well-spoken; C. ill-prepared; D. well-prepared
(Đáp án: D: ‘well-prepared’ = được chuẩn bị tốt)
Câu hỏi về đàm thoại và giao tiếp:
Mỗi đề thi có năm câu hỏi về đàm thoại và giao tiếp với dạng hỏi-đáp (dialogue) và thường xoay quanh các tình huống thông dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Các em cần chú ý cách đáp lại lời cảm ơn, lời mời, lời xin lỗi, lời khen, lời yêu cầu hoặc đáp lại khi được tặng quà… Ví dụ:
– “Thanks for the lovely evening.”      “_______”
A. No, it’s not good.; B. I’m glad you enjoyed it.; C. Yes, it’s really great.; D. Oh, that’s right.
(Đáp án: B: ‘I’m glad you enjoyed it.’)
– “Would you like something to eat?”            “ _______”
A. No, thanks.; B. No, no problem.; C. Yes, I would.; D. Yes, it is.
(Đáp án: A: ‘No, thanks.’)
Phát âm:
Mỗi đề thi tốt nghiệp THPT thường có năm câu hỏi về phát âm, hỏi về cách phân biệt âm gạch dưới trong mỗi từ.
Với nguyên âm: các em chú trọng cách đọc các nguyên âm ‘ea’, ‘u’, ‘oo’, ‘i’, ‘y’… Ví dụ:
1. A. appeal; B. ease; C. team; D. already (Đáp án: D)
2. A. meal; B. weather; C. please; D. peace (Đáp án: B)
3. A. promise; B. despite; C. enterprise; D. economize (Đáp án: A)
4. A. multiply; B. sky; C. bicycle; D. fly (Đáp án: C)
5. A. both; B. month; C. son; D. none            (Đáp án: A)
Với phụ âm: các em chú trọng cách đọc các phụ âm: ‘ch’, ‘th’, cách đọc ‘ed’ và ‘s’ cuối từ. Ví dụ:
1. A. scholar; B. chemist; C. approach; D. aching (Đáp án: C)
2. A. attracted; B. decided; C. expected; D. engaged (Đáp án: D)
3. A. father; B. there; C. those; D. think        (Đáp án: D).
Đọc – hiểu:     
Mỗi đề thi tốt nghiệp THPT có một đoạn văn đọc, hiểu (khoảng 200 từ) xoay quanh các chủ đề tương tự 16 bài đọc trong sách giáo khoa lớp 12. Các em cần trang bị vốn từ ngữ liên quan đến các chủ đề: cuộc sống gia đình và giao tiếp xã hội, hệ thống giáo dục, nghề nghiệp, việc bảo tồn động vật hoang dã, việc đọc sách, thể thao và các đại hội thể thao, các tổ chức quốc tế, vai trò phụ nữ trong xã hội. Ngoài ra, còn có một đoạn văn điền từ (Multiple cloze) với năm khoảng trống để chọn từ/cụm từ để điền khuyết. Chú ý các đoạn văn này cũng thường hỏi về từ ngữ, gia đình từ hoặc giới từ.
Khi làm bài, các em cần bình tĩnh đọc kỹ các câu hỏi và đọc đầy đủ bốn phương án trước khi đưa ra chọn lựa cuối cùng. Đối với những câu khó xử lý, các em nên dùng phương pháp loại trừ, nghĩa là chọn phương án sai để gạch bỏ trước. Các em cũng nên nhớ rằng, không nên dừng lại suy nghĩ quá lâu khi gặp một câu khó, hãy tiếp tục làm các câu kế tiếp và sẽ trở lại làm câu khó sau.
Thầy Hoàng Thái Dương
(Tổ trưởng bộ môn tiếng Anh Trường THPT DL Nguyễn Khuyến, TP.HCM)

Bình luận (0)