Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thi tốt nghiệp THPT môn văn: Ôn tập theo đề minh họa như thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT đã công b đ minh ha cho k thi tt nghip THPT năm 2022 sp ti. Vi môn ng văn, môn t lun duy nht ca k thi, hc sinh cn lưu ý gì đ ôn tp đúng hưng, đúng trng tâm và đt kết qu cao nht.


Hc sinh lp 12 Trưng THPT Trn Khai Nguyên (TP.HCM) trong tiết hc môn ng văn (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Chú ý gì câu đc hiu văn bn

So với đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và 2021, phần đọc hiểu đề minh họa lần này không cho một đoạn trích văn xuôi mà là một đoạn thơ (trích “Sông Hồng”, Lưu Quang Vũ). Đây là sự thay đổi hợp lý. Điều này đòi hỏi học sinh nắm chắc kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ, nắm chắc đặc trưng thể loại trữ tình, kể cả việc xác định và nêu tác dụng của phép tu từ, dù đề minh họa không yêu cầu.

Dù đề minh họa vừa cho là văn bản thơ, khác với đề thi năm 2020 (đợt 1), năm 2021 là văn bản văn xuôi nhưng cách yêu cầu của 4 câu hỏi ở phần đọc hiểu khá giống nhau. Ở câu 1 và câu 2 là các câu hỏi nhận biết (xác định phương thức biểu đạt, thể thơ và “theo văn bản…”). Đây là các câu hỏi chống bị điểm liệt cho học sinh nên không khó. Do đó, học sinh chỉ cần có những kiến thức cơ bản về đọc hiểu và bám sát vào văn bản là trả lời được. Ở câu 3, đề minh họa năm 2022 giống với đề thi năm 2021, đó là cách hỏi: Đề trích một vài câu thơ, câu văn trong văn bản đọc hiểu và yêu cầu học sinh giải thích (“anh/chị hiểu gì về…?”). Để làm tốt câu hỏi này, yêu cầu các em phải có kỹ năng về thao tác giải thích. Như, đi từ giải thích từ ngữ, về câu/ý, đến rút ra ý nghĩa cả câu/đoạn. Hoặc giải thích theo lớp nghĩa: Nghĩa hẹp/nghĩa mở rộng; nghĩa đen/nghĩa bóng… Ở câu 4 phần đọc hiểu, đề yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩa, bài học gì cho bản thân. Đây là câu hỏi vận dụng thấp. Cách yêu cầu có 2 dạng: Một là, từ ý chủ đạo của văn bản, đề yêu cầu các em rút ra ý nghĩa (đề thi năm 2021); hai là, đề trích một vài câu văn, câu thơ trong văn bản và yêu cầu các em rút ra bài học cho bản thân (đề minh họa năm 2022). Đây là câu hỏi khó nhất của phần đọc hiểu, tùy theo nội dung vấn đề đưa ra là gì để rút ra bài học cho phù hợp.

Chú ý gì câu hi viết đon văn ngn?

Câu hỏi viết đoạn văn ngắn (2 điểm) của đề minh họa năm 2022 giống hoàn toàn với cách hỏi của đề thi chính thức 2 năm vừa qua. Đó là, “Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải… trân trọng cuộc sống mỗi ngày (đề năm 2020)/biết sống cống hiến (đề năm 2021)/và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (đề minh họa năm 2022). Với yêu cầu này, học sinh không nên viết quá dài, lan man. Tránh viết thành một bài văn dư thừa các thao tác không cần thiết. Theo đó, các em cần trả lời đúng vào trọng tâm đề yêu cầu (sự cần thiết đó là gì? tại sao đó là sự cần thiết?). Nên triển khai theo cách tổng – phân – hợp. Ở phần tổng/mở đoạn, nên giới thiệu trực tiếp. Ở phần phân/triển khai đoạn, trả lời đúng vào trọng tâm như đã nói ở trên. Nên có một vài dẫn chứng ở phần này và có mở rộng, phê phán, bác bỏ. Đây là phần trọng tâm, cần triển khai kỹ, dài. Ở phần hợp/kết đoạn, nêu ý nghĩa, bài học của vấn đề và nhận thức, liên hệ của bản thân học sinh.  

Trng tâm ca câu hi ngh lun văn hc là gì?

Thông thường trong đề thi, để đảm bảo sự hài hòa về thể loại và đánh giá toàn diện khả năng cảm thụ của học sinh, thường câu đọc hiểu là văn bản thơ thì phần nghị luận văn học là văn xuôi, kịch. Những năm trước do ảnh hưởng dịch Covid-19, học sinh lớp 12 ở nhiều địa phương học không kỹ chương trình học kỳ II. Vì vậy, câu nghị luận văn học của đề thi chú trọng ở chương trình học kỳ I (chủ yếu là thơ). Năm nay tình hình khá hơn, dịch dần dần được kiểm soát, thời gian năm học cũng kéo dài hơn, đề thi tập trung vào phần chương trình học kỳ II là lẽ đương nhiên. Trọng tâm của học kỳ II là các tác phẩm truyện ngắn và kịch. Song học sinh phải nắm được tác phẩm nào, phần nào trong tác phẩm đã giảm tải.

Các tác phẩm trong chương trình học kỳ II ở lớp 12, với những thể loại nói trên, đề không thể yêu cầu một khía cạnh quá rộng, hoặc xuyên suốt tác phẩm được, vì sẽ quá sức với học sinh và thời gian có hạn (120 phút). Để phù hợp, xu hướng đề những năm gần đây thường yêu cầu giới hạn ở một phần tác phẩm, một đoạn trích, một vài chi tiết… Đề có thể trích dẫn đoạn ra (như đề minh họa năm 2022, dạng này phổ biến), nhưng cũng có thể chỉ gọi tên chi tiết/phần nào trong tác phẩm. Cách tốt nhất là học sinh phải nắm thật chắc nội dung tác phẩm để làm bài.

Cách yêu cầu trong câu nghị luận văn học này cũng có sự thay đổi. Nếu ở đề thi năm 2020 (lần 1 và lần 2), đề chỉ có một vế yêu cầu. Thì đề thi năm ngoái và đề minh họa năm nay có thêm yêu cầu nâng cao (“Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên, từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích”). Học sinh phải nắm thật chắc giá trị (hiện thực, nhân đạo, nghệ thuật) của tác phẩm mới làm tốt phần này.

Về cách làm bài, trong chương trình lớp 12 có bài học về kỹ năng phân tích một đoạn trích, văn xuôi, tuy nhiên còn quá sơ lược. Học sinh nên tham khảo thêm tài liệu và luyện tập nhiều hơn về dạng đề bài này.

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)