Sự kiện giáo dụcTin tức

Thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Đề thi giảm độ khó so với đề minh họa

Tạp Chí Giáo Dục

Thông tin tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, mức độ đề thi năm 2021 sẽ phù hợp với tinh thần của đề thi tham khảo đã được Bộ ban hành trước đó song sẽ giảm đi độ khó.


Học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Trọng Tấn (TP.HCM) trong giờ ôn tập

Trước những ý kiến của nhiều địa phương về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 nên ảnh hưởng đến quá trình học và ôn của học sinh cuối cấp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ sẽ tiếp thu ý kiến của các địa phương, đề thi sẽ được ra phù hợp với tinh thần đề thi tham khảo song sẽ giảm đi độ khó.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, tới đây Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng F0, F1, F2 sẽ bố trí thi như thế nào. Từ kinh nghiệm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cũng diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19, năm nay việc tổ chức kỳ thi theo đợt sẽ được Bộ tính toán kỹ để đảm bảo tính công bằng cho thí sinh.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định, Ban chỉ đạo thi đã thống nhất kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 7 và 8-7, với tinh thần quyết tâm tổ chức kỳ thi trong điều kiện có dịch. Trong trường hợp dịch phức tạp, F1, F2 đông, các địa phương cần chủ động đề xuất để có phương án kịp thời. Ông nhấn mạnh, nếu được, ngành GD-ĐT các địa phương có cơ chế tham với UBND tỉnh, TP có chế độ vắc xin riêng cho kỳ thi đối với học sinh, cán bộ làm thi, nhất là tại các địa phươngcó dịch như Bắc Ninh, Bắc Giang. Kết hợp vắc xin với biện pháp 5K để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn nhất trong bối cảnh dịch bệnh…

“Chúng ta xác định tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là nhiệm vụ rất quan trọng, đánh giá 12 năm học của học sinh, tạo sự công bằng khách quan công nhận tốt nghiệp cho học sinh và đánh gía chất lượng giảng dạy của cả một ngành, cả nước, là cơ sở để học sinh sử dựng vào các trường ĐH. Vì vậy các địa phương cần xây dựng kế hoạch tổng thể trong đó phân rõ người, rõ trách nhiệm, quy trình, thời gian. Ban chỉ đạo quốc gia sẽ đi kiểm tra từng địa phương”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị.

Ông cũng yêu cầu các địa phương phải tích cực quan tâm rà soát, kiểm soát số lượng F0, F1,F2, làm sớm để có kế hoạch thành lập phòng thi dự phòng, mỗi điểm thi phải bố trí phòng thi dự phòng một cách hợp lý. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, công khai, minh bạch, việc chọn đúng người tổ chức tham gia kỳ thi rất quan trọng, nhất là các trưởng điểm thi, trưởng ban coi thi, chấm thi. Các địa phương phải chọn người với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đảm bảo an toàn phòng dịch song phải nghiêm túc. Sau khi tập huấn về công tác coi thi, thanh tra thi xong thì các địa phương cần phải có kiểm tra đánh giá.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng lưu ý các địa phương trong khâu chấm thi, đặc biệt là trong môn Văn để kỳ thi tổ chức được an toàn, đúng quy chế, nghiêm túc, công bằng. Ông cho biết, quan điểm của Bộ là kỳ thi nghiêm túc, chặt trẽ  nhưng không căng thẳng. Cán bộ coi thi phải quan tâm nhắc nhở thí sinh trước khi vào phòng thi, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho thí sinh”.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng lưu ý các địa phương đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, camera tại các điểm thi, chủ động xây dựng phương án tổ chức kỳ thi, lưu ý các điểm thi nằm sát nhà dân, chú trọng đảm bảo an ninh an toàn kỳ thi…

Tin, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)