Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Giảm môn bắt buộc, tăng môn tự chọn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm 2025, cc có la thí sinh đu tiên thi tt nghip THPT theo chương trình giáo dc ph thông mi. Thích ng vi chương trình mi, k thi cũng có nhng thay đi quan trng; trong đó, thí sinh s thi 4 môn gm 2 môn bt buc là văn và toán cùng 2 môn t chn.


Th trưng B GD-ĐT Phm Ngc Thưng phát biu

Trong phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GD-ĐT phê duyệt tuần qua, việc nghiên cứu lộ trình giao kỳ thi về các địa phương thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia như hiện nay cũng được đề cập.

Không bt buc thi ngoi ng liu có gim cht lưng dy, hc?

Từ kỳ thi năm 2025, ngoài 2 môn bắt buộc là toán và văn, thí sinh được tự chọn 2 môn trong số các môn học thuộc chương trình lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ. Như vậy, so với trước đây, số môn thi bắt buộc đã giảm và cùng với nhiều môn khác, ngoại ngữ chính thức trở thành môn tự chọn.

Ông Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT) thông tin, kế thừa phương thức thi hiện hành, ở kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025, môn ngữ văn vẫn sẽ thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm. Nội dung thi bám sát nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Lộ trình tiếp theo, bộ sẽ có hướng dẫn các trường THPT thực hiện. “Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD-ĐT. Thời gian tổ chức thi cũng sẽ cơ bản như hiện nay, có thể vào khoảng tháng 6 hằng năm” – ông Chương nói.

Kỳ thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT; làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy – học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Kỳ thi cũng nhằm cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Ông Huỳnh Văn Chương cho biết thêm, đối tượng dự thi không có sự thay đổi so với phương thức hiện nay, là những người học đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp. Đối tượng dự thi còn là người học đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển vào ĐH, vào giáo dục nghề nghiệp. Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp, theo ông Chương, sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Với việc ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc, nhiều ý kiến lo ngại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học môn này; cũng như sẽ tạo khó khăn cho những thí sinh vùng núi, vùng sâu vùng xa không có điều kiện đầu tư ngoại ngữ trong khi nhiều trường ĐH lại đặt ngoại ngữ làm điều kiện xét tuyển. TS. Nguyễn Trung Nhân (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) cho rằng, thi ít môn sẽ giúp giảm bớt áp lực học tập ở thí sinh; từ đó, các em có thời gian tập trung vào các môn mình lựa chọn. Tuy nhiên, TS. Nhân cũng cảnh báo việc các em sẽ học lệch. Nhất là với môn ngoại ngữ, việc không bắt buộc thi tốt nghiệp có thể ảnh hưởng đến chất lượng dạy, học cũng như đến năng lực ngoại ngữ của các em trong tương lai. Cùng với việc chỉ còn 4 môn thi, TS. Nhân dự đoán, các trường ĐH sẽ phải điều chỉnh theo hướng giảm tổ hợp xét tuyển, đồng thời tăng chỉ tiêu xét tuyển các phương thức khác.

Trước những lo ngại nói trên, ông Huỳnh Văn Chương chia sẻ, ngoại ngữ hiện nay bắt đầu ở lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, rồi đến bậc THCS, THPT. Như vậy, trong quá trình từ lớp 3 đến lớp 12, học sinh đều được lựa chọn ngoại ngữ để học và thi. Đó chính là nền tảng quan trọng nhất để các em cải tiến việc học, nâng cao năng lực, phẩm chất và điều kiện học ngoại ngữ. “Đồng thời, bậc ĐH cũng có quy định chặt chẽ chuẩn đầu ra đối với ngoại ngữ. Như vậy, quá trình dạy và học ngoại ngữ được Bộ GD-ĐT rất quan tâm, lồng ghép vào tất cả các chuẩn đầu ra của học sinh, sinh viên. Do đó, không thể chỉ một kỳ thi này làm ảnh hưởng đến quá trình dạy học được” – ông Chương nhấn mạnh.

Hc đ làm ch không phi đ… thi

Theo lộ trình được bộ công bố, phương án thi chính thức được thực hiện từ năm 2025 với hai giai đoạn. Giai đoạn từ 2025-2030, giữ ổn định phương thức thi trên giấy. Giai đoạn sau 2030, sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm ở những địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu theo lộ trình, tiêu chí để xây dựng thư viện/ngân hàng đề thi chung khi đủ điều kiện thực hiện phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp THPT thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay. Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy điều kiện thực tế, có thể điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, đổi mới kiểm tra đánh giá là một trong 9 nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong Nghị quyết 29. Phương thức thi cũng là một trong những nhiệm vụ để đổi mới kiểm tra đánh giá. Theo Thứ trưởng, có những chuyên gia trước đây không đồng tình với hình thức thi trắc nghiệm nhưng bây giờ lại thống nhất rất cao. Vì giải pháp xây dựng, thiết kế đề thi trắc nghiệm mang tính tư duy logic cao, phải suy luận mới làm được. “Còn ở đâu đó, giáo viên và học sinh vẫn dạy theo kiểu trả lời miệng, “làm mẹo” thì Bộ GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở trong quá trình dạy học khắc phục điều này” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Cũng như việc phải giảm môn thi bắt buộc, tăng môn tự chọn, Thứ trưởng cho rằng, chúng ta phải từng bước chuyển nền giáo dục lâu nay nặng về ứng thí (tức là học để thi, có thi mới học) sang một nền giáo dục thực học, thực dạy, thực nghề, thực nghiệp (học để làm chứ không phải học để thi và không phải thi thì mới học) theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu thực tiễn của xã hội. “Nếu các em chỉ “làm mẹo” thì dù bài thi có đạt, ra thực tiễn vẫn không làm việc được. Cho nên, từ việc chúng ta lựa chọn phương thức thi 2+2 (2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn) đến việc không bắt buộc đối với môn thi ngoại ngữ cũng không làm giảm đi vai trò của môn học này mà xét về mặt khoa học thực tiễn thì đây là phương án thích hợp” – Thứ trưởng nhận định.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)