Từ sáng kiến đầu tiên vào đầu những năm 90 mở đường cho mục tiêu không rác thải biến thị trấn Kamikatsu của Nhật Bản thành mô hình sống bền vững tại địa phương cũng như quốc tế.
Nằm trên đảo Shikoku được bao quanh bằng thiên nhiên xanh tốt, thị trấn Kamikatsu ở tỉnh Tokushima, Nhật Bản, từ đầu những năm 90 đã mang trong mình một tham vọng lớn trở thành nơi không rác thải.
Vậy hành trình hơn 20 năm hướng tới mục tiêu loại bỏ 100% rác thải ở Kamikatsu diễn ra thế nào?
Trung tâm Zero Waste của thị trấn Kamikatsu là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để thúc đẩy mục tiêu kể trên. Những người đứng đầu học viện đưa ra các lời khuyên về cách sửa đổi hệ thống, thói quen hành vi cũ của người dân.
Thị trấn "không một cọng rác" ở Nhật Bản
Ví dụ, trung tâm khuyến khích các nhà sản xuất xem xét thực hiện chương trình mua lại sản phẩm cũ nhằm giúp việc tái chế rác thải dễ dàng hơn, loại bỏ hành vi đổ chất thải bất hợp pháp. Tổ chức cũng ủng hộ chính quyền địa phương ngừng đổ chất thải vào các bãi chôn lấp.
Những phương pháp tiên phong của học viện được một số thị trấn như tỉnh Kumamoto, tỉnh Nara học tập và áp dụng theo.
Người dân phân loại rác rất nghiêm túc
Với người dân địa phương, họ được khuyến khích phân loại rác thải thành 45 loại khác nhau, bao gồm loại dành cho nắp kim loại, loại dành cho tã và băng vệ sinh, loại dành cho gương và nhiệt kế để hỗ trợ tái chế. Chính quyền thị trấn khuyến nghị người dân và du khách tránh dùng các vật sử dụng một lần, nên mua sản phẩm có thể xử lý an toàn và dễ dàng.
Thói quen biến chất thải thực phẩm thành phân hữu cơ
Môi trường xanh sạch là niềm tự hào của người dân địa phương
Cư dân thị trấn thường đốt rác hữu cơ trong vườn nhà mình. Nhưng vào những năm 90 của thế kỷ trước, chính quyền đã cấp cho mỗi hộ gia đình một máy ủ phân để biến thức ăn thừa thành phân bón hữu cơ.
Đồ cũ được miễn phí
Cửa hàng Kuru-kuru tại trung tâm thu gom rác thải của Kamikatsu là nơi bán đồ cũ của thị trấn, nơi cung cấp miễn phí các mặt hàng có thể tái sử dụng. Quần áo, đồ gia dụng, đồ nấu ăn đều có sẵn. Du khách có thể tới đây lấy bất cứ món đồ nào ưng ý. Mọi sản phẩm ra – vào của cửa hàng đều được cân nhắc để tính toán lượng chất thải tiết kiệm mỗi năm bằng cách tái sử dụng thay vì vứt đi.
Vật liệu phế thải được tái chế thành món đồ mới hơn
Thể hiện tính bền vững thực sự là sự nỗ lực chung sức của tất cả. Hơn 20 nghệ nhân địa phương làm việc cần mẫn để tái chế những bộ kimono cũ thành túi xách, áo khoác, đồ chơi mềm và nhiều mặt hàng độc lạ. Tại cửa tiệm Kuru-kuru, du khách có thể mua những sản phẩm lạ như vậy hoặc thậm chí tự tạo món đồ riêng cho mình.
Đến nay, thị trấn đã tái chế thành công hơn 80% chất thải của mình. Khi được hỏi làm thế nào để người dân trong thị trấn chấp nhận thích nghi các quy tắc tái chế nghiêm ngặt, ông Hiroki Tamura, thành viên trung tâm Zero Waste nhận định, thói quen của mọi người đã thay đổi rất nhiều.
"Kể từ khi có trung tâm, ý thức và thói quen của chúng tôi đã thay đổi. Tôi không mua những món đồ có bao bì có chi tiết phức tạp nữa", ông Hiroki chia sẻ.
Nơi trải nghiệm
Nơi trải nghiệm của du khách
Một trong những nỗ lực mới của thị trấn là việc khai trương khách sạn Why vào tháng 5/2020, thông qua đó giúp du khách tìm hiểu và trải nghiệm về quá trình tái chế rác thải. Công trình hình bát giác, xây bằng gỗ thừa và nhiều món tái chế từ xẻng, bánh xe đạp.
Tới đây, du khách được trải nghiệm lối sống xanh và hệ thống phân loại rác thải nghiêm ngặt của thị trấn. Khách sạn không sử dụng các sản phẩm dùng một lần nên du khách phải tự mang theo những món đồ cá nhân. Giá phòng dành cho 2 người từ 26.400 Yên/đêm (gần 5 triệu đồng).
NN (theo dantri)
Bình luận (0)