Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thị trường bất động sản không còn… “bất động”

Tạp Chí Giáo Dục

Sau giãn cách xã hi, t đu tháng 10, nhiu sàn giao dch bt đng sn (BĐS) khu vc phía Nam đã hot đng tr li. Nhiu d án căn h, nht là căn h bình dân đã đưc khi công, chào bán… Đây là thông tin đưc đưa ra ti bui ta đàm trc tuyến: “Bt đng sn trong xu thế mi: Linh hot đ thích ng”…


Mt khu nhà  xã hi ti TP.HCM. Ảnh: N.Trinh

Giá thành phm bt đng sn phc hi

Hiện có 1.000 doanh nghiệp (DN) BĐS đã hoạt động trở lại. Dòng vốn FDI vào nhiều. Các DN Việt Nam đã phát hành gần 400.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó DN BĐS phát hành 148.000 tỷ đồng, chiếm 37%, đứng thứ 2 sau nhóm ngân hàng.

Bà Nguyên Hương – Tổng Giám đốc Đại Phúc Land – chia sẻ: “Trước đây khi có ca F0, cộng đồng khá căng thẳng, truy vết F1, F2 và cách ly. Nay F0 có thể điều trị tại nhà, DN bắt đầu hoạt động trở lại. Đây là tín hiệu tích cực khi chúng ta tái mở cửa. Theo tôi biết, các chủ đầu tư đều có kế hoạch ra hàng, chào bán mạnh sản phẩm, dự án tại TP.HCM và các tỉnh, thành khác, với tâm thế tăng tốc trong quý IV/2021 để bù lại thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”.        

Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường BĐS có nhiều tín hiệu khởi sắc khi kinh tế tái phục hồi, Chính phủ đã có quyết sách hỗ trợ cộng đồng DN như Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 406 quyết định miễn, giảm thuế…

TS. Cấn Văn Lực – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, chuyên gia tài chính ngân hàng – phân tích, dự báo quý IV/2021 tăng trưởng kinh tế phục hồi khoảng 4% và cả năm tăng trưởng khoảng 2,5%. Năm 2022 có khả năng tăng trưởng kinh tế đạt từ hơn 6% đến 7%. Thuận lợi tiếp theo là Nhà nước vẫn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư công mạnh hơn trong thời gian tới. Về môi trường pháp lý, trong năm tới Chính phủ dự kiến trình Quốc hội sửa 4 luật: Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS và một số điểm trong Luật Xây dựng. Riêng năm nay Chính phủ đã thống nhất dùng một luật sửa nhiều luật.

Tại Cần Thơ, ông Huỳnh Văn Sáu – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP – cho biết: “TP đã tạo hành lang pháp lý, bình đẳng trong thu hút đầu tư, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở. Sở Xây dựng công bố thông tin các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, quản lý sàn giao dịch BĐS trên địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi vi phạm. Chúng tôi cam kết hướng đến xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh”.

Ông Lê Phương Đông – Trưởng văn phòng đại diện Hội Môi giới BĐS Việt Nam khu vực ĐBSCL – cho biết: “Hiện nay giá thành phẩm BĐS tại Cần Thơ cũng như khu vực ĐBSCL có chiều hướng phục hồi và tăng nhẹ. Một trong những yếu tố quan trọng khiến BĐS Tây Nam bộ khởi sắc là cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày càng hoàn thiện, tổng mức đầu tư hạ tầng giao thông cho khu vực giai đoạn 2021-2030 khoảng 150 ngàn tỷ đồng cho các tuyến cao tốc trục dọc, ngang liên vùng, kết nối miền Tây với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP.HCM và vùng Đông Nam bộ”.

Cn tháo g khó khăn đ doanh nghip… bt dy

Vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19, nhiều DN BĐS đã linh hoạt “biến nguy thành cơ” để thích nghi, sản phẩm có nhiều phân khúc đáp ứng nhu cầu của người mua và người đầu tư… Tuy nhiên trở ngại về mặt pháp lý khiến hoạt động của DN BĐS còn gặp khó.


Nhiu d án căn h ti TP.HCM đưc khi đng. Ảnh: N.Trinh

Bà Đặng Thị Kim Oanh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Kim Oanh – bức xúc: “Chúng tôi mong các địa phương làm đúng theo luật. Cần có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm địa phương, bộ, ngành… để chúng tôi bớt áp lực, bớt chi phí, thời gian kéo dài khi làm thủ tục. Nếu không xử lý được thì DN rất khó để phát triển”.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM – nhấn mạnh: “DN BĐS không xin hỗ trợ bằng tiền mà chỉ xin tháo gỡ cơ chế chính sách, nếu được vậy DN có thể bật dậy mạnh mẽ như chiếc lò xo bị nén chặt”.

TS. Trần Du Lịch – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia – cũng khẳng định: “Để hỗ trợ DN thiết thực cần phải tạo môi trường đầu tư, kinh doanh. Tất cả nút thắt phải tháo gỡ. Chỉ tính TP.HCM đã có hơn 100 dự án tồn đọng cần tháo gỡ. Mỗi dự án có vướng mắc khác nhau nên phải có hướng xử lý khác nhau. Ngoài ra kinh nghiệm nhiều năm cho thấy, cứ 1 đồng đầu tư công sẽ kích thích đầu tư xã hội từ 8-10 đồng. Nếu giải ngân đầu tư công 50.000 – 60.000 tỷ đồng thì sẽ kích thích thị trường 500.000 – 600.000 tỷ đồng”.

Ông Võ Hunh Tun Kit – Giám đc CBRE Vit Nam – nhn đnh: Giãn cách xã hi kéo dài trong 4 tháng khiến th trưng BĐS b tác đng nng n, nht là phân khúc nhà , rt nhiu d án b đình tr. Theo thng kê ca CBRE, TP.HCM ch có 2 d án đưc m bán dưi hình thc trc tuyến vi 1.600 căn h. Ngun cung trong 9 tháng đu năm 2021 ch đt 7.500 căn, gim hơn 30% so vi cùng k, thp nht trong vòng 3 năm tr li đây. T tháng 6 đến tháng 10, hơn 70% các sàn giao dch gp khó khăn, ch khong 30% sàn giao dch hot đng vi công sut khong 50%.

Ông Lê Hoàng Châu kiến nghị Chính phủ tạo “đòn bẫy” cho thị trường BĐS: “Qua đại dịch, chúng ta phải giải quyết bài toán chỗ ở cho công nhân. Năm 2018, Thủ tướng đã chấp thuận cho Tổng Liên đoàn Lao động thực hiện thiết chế công đoàn nhưng còn quy mô nhỏ. Chúng tôi đề xuất đưa thiết chế này thành nhánh để giải quyết nhà ở cho công nhân. Những khu nhà trọ 10m2 ở 2-3 người vừa chật chội, vừa mất vệ sinh. TP.HCM đã đưa ra định hướng xây 1 triệu căn nhà trong tương lai. Năm 2021, Sở Xây dựng TP.HCM đặt mục tiêu 300.000 căn nhà. Chúng tôi cũng đẩy mạnh xây lại nhà chung cư cũ, giải quyết 20.000 nhà ở trên kênh rạch. Chúng tôi đề nghị cho DN làm nhà trọ, phòng trọ. Ngoài ra, với gói 30.000 tỷ Bộ Xây dựng đề xuất, hy vọng có nhiều nhà ở xã hội, nhiều khu lưu trú cho công nhân; về lâu dài, giải quyết bài toán an sinh xã hội cho người có thu nhập thấp và người thu nhập trung bình”.

Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia, cần có chương trình kết nối DN với ngân hàng thông qua vai trò của chính quyền. Với các DN gặp khó khăn về vốn, cần chương trình kích cầu lãi suất, thực hiện trong nhiều năm để tạo dòng tiền. Đối với DN BĐS, để phát triển bền vững trong tình hình mới, chất lượng sản phẩm phải là ưu tiên hàng đầu; Pháp lý phải minh bạch, rõ ràng; Sản phẩm phải đem lại chất lượng sống tốt cho khách hàng; Trong hoạt động, DN phải hướng tới mục tiêu vì cộng đồng, xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh và ứng dụng công nghệ mới trong kinh doanh…

Đan Phưng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)