Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thị trường lao động sẽ thay đổi theo xu hướng mới

Tạp Chí Giáo Dục

Đt nưc đang trên đà hi nhp, do đó th trưng lao đng cũng dn thay đi theo xu hưng mi đ theo kp thi đi. Mun có “ch đng” trong tương lai, bên cnh vic la chn cho mình mt ngành ngh phù hp thì ngưi hc phi trau di, rèn luyn đ tr thành công dân toàn cu, không ch có kiến thc mà còn phi có tư duy, k năng, làm đưc nhng vic mà công ngh không làm đưc.


Hc sinh Trưng THPT Võ Văn Kit đang nh ban tư vn gii đáp thc mc

Đây là thông tin được các chuyên gia gửi gắm đến học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt (Q.8) trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 13 năm học 2020-2021 vừa diễn ra tại trường. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Cn nhng con ngưi có tri thc

Theo ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động), nếu trước đây người ta cần những người lao động có bằng cấp để đảm nhận các vị trí quan trọng trong cơ quan, doanh nghiệp thì thời nay lại cần những công dân toàn cầu. Tuy nhiên, công dân toàn cầu không có nghĩa là đi xuất khẩu lao động, đi nước ngoài mà là có kiến thức, tư duy, kỹ năng, giao tiếp được với thế giới, nói được ngoại ngữ, làm việc được với công nghệ, máy móc, sẵn sàng bắt nhịp với xu thế… Như vậy, người lao động phải bước lên một tầm cao mới, chuyển từ lao động trí thức sang lao động tri thức. Điều này đồng nghĩa với việc nhân lực lao động phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt để giành cho mình một chỗ đứng. “Muốn trở thành những con người chiến thắng, các em phải chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với đam mê, năng lực và không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để có được hành trang vững chắc. Ở TP.HCM, chúng ta không sợ thất nghiệp mà chỉ sợ không cạnh tranh lại với những người xung quanh”, ông Tuấn nói.

Đề cập đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM) cho biết, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kỳ thi tốt nghiệp THPT tương đối nhẹ nhàng. Vì vậy điểm thi tốt nghiệp THPT của học sinh đạt ở mức cao; cụ thể, cả nước đạt tỷ lệ tốt nghiệp 98,34%; TP.HCM đạt 99,44% – riêng  Trường THPT Võ Văn Kiệt 100% học sinh đỗ tốt nghiệp. Năm 2021, kỳ thi tốt nghiệp THPT không có nhiều thay đổi, dự kiến kỳ thi vẫn diễn ra nhẹ nhàng, nhưng không vì thế mà các em chủ quan. “Muốn đậu ĐH phải học tập nghiêm túc, có chiến lược học tập ngay từ bây giờ và chọn một ngành nghề phù hợp để làm hồ sơ đăng ký xét tuyển. Nếu không có gì thay đổi, dự kiến khoảng 1-4-2021, học sinh lớp 12 bắt đầu làm hồ sơ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH”, TS. Nghĩa cho hay.

Hc chương trình c nhân Anh quc có hc bng không?

Với câu hỏi này, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết, bên cạnh chương trình song ngữ, nhà trường còn có chương trình liên kết đào tạo với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, trong đó có Anh quốc. Và với quốc gia này, nhà trường liên kết đào tạo với 2 trường là ĐH Gloucestershire và ĐH Leeds Trinity. Sinh viên học 100% bằng tiếng Anh, được rèn luyện kỹ năng sống, thu nạp kiến thức thực tế từ chuyên gia, doanh nghiệp và được định hướng thực tập, việc làm. Với chương trình này, nhà trường giúp sinh viên thực hiện ước mơ đi du học tại chỗ, ra trường nhận bằng cử nhân Anh quốc.

Theo TS. Lộc, nếu đi du học tại Anh quốc, trung bình một năm sinh viên phải đóng học phí khoảng 300 triệu đồng, chưa kể chi phí sinh hoạt. Như vậy, trong vòng 3,5 năm, các em phải đóng cả tỷ đồng. Trong khi đó, học chương trình cử nhân Anh quốc tại Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, các em chỉ tốn 100 triệu đồng/năm, tiết kiệm quá nhiều chi phí. “Trước đây, chương trình này không có hỗ trợ học bổng cho sinh viên vì chi phí đào tạo quá rẻ. Nhưng từ năm 2020, do tình hình dịch Covid-19, ước mơ đi du học của nhiều sinh viên không thực hiện được. Chính vì vậy, để hỗ trợ cũng như khuyến khích các em, nhà trường đã dành ra một khoản học bổng cho sinh viên từ 25% đến 50%. Đây là học bổng dành cho sinh viên có thành tích học tập tốt, muốn duy trì mức học bổng này ở những năm kế tiếp, các em phải cố gắng đạt được mức điểm như quy định”, TS. Lộc thông tin.

Tại chương trình, em Nguyễn Tấn Đạt (học lớp 12A6) hỏi chuyên gia tư vấn về ngành công nghệ ô tô. Giải đáp câu hỏi này, ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Phó ban Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho rằng, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng lớn trong lĩnh vực ô tô. Người tiêu dùng nhiều nên nhu cầu bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa cũng cao. Do đó, việc theo đuổi ngành nghề này là một lựa chọn hợp lý trong thời đại ngày nay. Học ngành công nghệ ô tô, sinh viên sẽ được đào tạo liên ngành về marketing, chăm sóc khách hàng, bán hàng, sửa chữa…, ra trường sinh viên có thể lựa chọn nhiều vị trí công việc. “Ngành công nghệ ô tô được nhiều trường đào tạo. Mỗi trường sẽ có những phương pháp giảng dạy khác nhau. Riêng tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ngành công nghệ ô tô chú trọng đào tạo thực hành”, ThS. Phương cho biết.

Bài, ảnh: K.Trinh

Bình luận (0)