Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thi tuyển sinh 10: Làm thế nào để hạn chế mất điểm?

Tạp Chí Giáo Dục

Trong hai ngày 16 và 17-7, hơn 82.000 hc sinh đã tt nghip THCS ti TP.HCM tham d k thi tuyn sinh 10 năm 2020. Đ có th đt đim cao, hn chế nhng sai sót trong quá trình làm bài, các giáo viên b môn lưu ý hc sinh phi hết sc bình tĩnh, nm rõ k năng yêu cu ca đ đ trin khai…


Cô Phm Th Xuân Oanh dn dò các em hc sinh lp 9 Trưng THCS Lê Văn Tám chun b tht k kiến thc cho k thi tuyn sinh 10 năm 2020. Ảnh: Q.Long

Môn tiếng Anh: Viết ch rõ ràng, các nét đơn gin

Theo cô Phạm Thị Xuân Oanh (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh), tiếng Anh là môn thi ít thời gian nhất trong 3 môn thi tuyển sinh 10 (thời gian làm bài chỉ 60 phút), song đây cũng là môn luôn khiến nhiều học sinh gặp khó. Để bước vào phòng thi một cách thoải mái nhất, các em phải làm tốt công tác chuẩn bị, gồm: chuẩn bị đầy đủ tất cả giấy tờ như thẻ học sinh, giấy báo thi, chuẩn bị nhiều cây bút cùng màu mực. Lưu ý: môn tiếng Anh là môn thi thứ hai, diễn ra vào buổi chiều nên các em phải hết sức chú ý đến thời gian, hẹn giờ nếu ngủ trưa để tránh ngủ quên, đến muộn, gây tâm lý hoang mang, lo lắng. Yếu tố tâm lý quyết định đến 50% sự thành công của bài thi. Vì vậy, các em hãy cố gắng chuẩn bị mọi thứ thật tốt, giữ cho bản thân một tinh thần thật sự thoải mái, đừng để những yếu tố khác chi phối, ảnh hưởng đến quá trình làm bài.

Bước vào phòng thi, khi nhận đề, các em nên đọc lướt qua đề một lượt, từ trên xuống. Câu nào, phần nào cảm thấy làm được thì làm trước. Câu nào chưa làm được thì phải ghi vào giấy nháp, tránh quên, tránh bỏ sót câu. Chưa nói về mặt kiến thức, đúng sai, với môn tiếng Anh, học sinh dễ đánh mất điểm rất đáng tiếc ở những phần như chữ viết không rõ ràng, viết sai ngữ pháp, viết tắt True thành T và False thành F. Do đó, khi làm bài thi môn tiếng Anh, các em cần phải viết chữ thật rõ ràng, các nét đơn giản; tỉ mẩn cẩn thận khi viết ngữ pháp để tránh viết thiếu nét của từ, tuyệt đối không viết tắt khi đề không yêu cầu, không sử dụng 2 màu mực. Ngoài ra, các em cần phải nắm rõ cách thức làm bài là làm trên phần yêu cầu, không làm trên đề, không chọn 2 đáp án.

Một điểm lưu ý nữa để không mất điểm ở môn tiếng Anh là học sinh không nên quá vội vàng, hấp tấp khi chọn đáp án. Trong bài thi tiếng Anh, kỹ năng đọc hết sức quan trọng, quyết định kết quả bài làm. Cần phải đọc thật kỹ, đọc trọn vẹn cả câu, đọc hết các đáp án, sử dụng phương pháp loại suy trước khi chọn đáp án phù hợp. Phương pháp loại suy cần dựa trên các yếu tố về ngữ pháp, cấu trúc từ vựng. Tránh tình trạng nhìn thấy đáp án quen là chọn. Đối với bài đọc hiểu – đây là phần kiến thức khó. Những học sinh có kỹ năng đọc hiểu yếu không nên quá sa đà vào phần này sẽ mất nhiều thời gian mà cần tập trung làm thật tốt những phần kiến thức khác. Trong phần này, lưu ý các em khi viết lại đáp án phải đảm bảo yếu tố chính xác, đúng chính tả bởi chỉ cần sai một từ, một dấu câu thôi là mất điểm cả câu. Dạng bài chia từ trong ngoặc, các em cần phải xác định được thể từ phù hợp để chia, nên ghi trước ra giấy nháp để tránh gạch xóa. Khi đã làm xong bài, nên dành thời gian kiểm tra lại bài làm, tránh những sai sót không đáng có.

Môn văn: Tránh b áp lc phi viết văn hay

Thầy Võ Kim Bảo (giáo viên văn Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) cho biết môn văn là môn học đòi hỏi ít nhiều về năng khiếu. Để viết văn hay thì cần có năng khiếu và sự rèn luyện. Điều cần chú trọng nhất là viết đúng. Khi làm phần đọc hiểu, câu phải viết đúng. Khi viết bài văn phải đúng bố cục, viết đoạn đúng phương pháp. Trong kỳ thi tuyển sinh 10, viết đúng là có thể đạt điểm tốt. Khi làm bài, các em phải phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu (nên mang theo đồng hồ đeo tay vào phòng thi để theo dõi thời gian trong quá trình làm bài). Thông thường, các em nên dành 20 phút cho phần đọc hiểu, 40 phút cho phần nghị luận xã hội và 60 phút cho phần nghị luận văn học. Ngoài ra, các em phải sử dụng hiệu quả giấy nháp được phát. Ghi vào giấy nháp từ khóa của những câu trả lời, lập dàn ý chỉ nên viết từ khóa, không nên viết câu, viết đoạn dài dòng, mất thời gian. Lập dàn ý, sắp xếp các ý vào giấy nháp giúp viết bài khoa học, có sự liên kết, không bị thiếu ý, tránh tình trạng phải viết bổ sung ở cuối bài hay ở ngoài lề giấy.

Với phần đọc hiểu: các câu trả lời nên viết thành câu hoàn chỉnh, tránh việc chỉ viết từ ngữ. Đối với các dạng bài như xác định khởi ngữ, thành phần biệt lập, biện pháp tu từ…, học sinh thường quên trích dẫn các chi tiết. Đáp án có thể đúng, nhưng đáp án đó cần được biết rõ là nó nói về chi tiết nào. Như vậy bài làm mới được trọn số điểm. Ở phần viết đoạn văn, học sinh thường không chú ý giới hạn viết đoạn của đề bài. Cần lưu ý đề cho giới hạn là số dòng/số câu. Một câu có thể viết thành nhiều dòng. Nếu đọc đề không cẩn thận, các em có thể viết thừa số dòng và bị trừ điểm. Câu đầu tiên trong đoạn văn nên là câu trả lời câu hỏi của đề bài. Các câu sau để giải thích, làm rõ ý chính được nêu ở câu đầu tiên.

Phần nghị luận xã hội: đọc kỹ đề để xác định dạng bài phù hợp (nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hay nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý). Làm bài sai phương pháp, sai dạng bài sẽ bị trừ điểm rất nặng. Việc viết bài quá dài so với giới hạn của đề thường được châm chước bỏ qua nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để làm câu 3. Đề thường chỉ viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi. Học sinh nên đảm bảo giới hạn này, không nên viết quá 1,5 trang. Một lưu ý nữa là đề không yêu cầu viết đoạn văn mà yêu cầu viết bài văn ngắn. Vì vậy, bài làm không thể viết một đoạn mà phải viết thành một văn bản, có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài cần được trình bày thành các đoạn văn, mỗi đoạn văn trình bày một nội dung cụ thể. Giữa các đoạn cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu đề cho nhiều sự lựa chọn, các em cần cân nhắc thật kỹ khi chọn đề. Học sinh nên chọn đề mà mình có thể viết tốt nhất để có được lợi thế tối đa.

Phần nghị luận văn học: mở bài phải nêu đúng phạm vi đề bài. Đề bài thường có giới hạn nhỏ, không yêu cầu phân tích hết tác phẩm. Vì vậy, nếu phần mở bài chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tác phẩm mà không giới thiệu nội dung đề bài giới hạn sẽ bị mất điểm. Sau khi viết phần mở bài, học sinh cần viết một đoạn văn ngắn để giới thiệu chung về tác phẩm trước khi triển khai phân tích các ý. Đoạn văn đó thường có các nội dung như: giới thiệu về phong cách, sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm tắt truyện… Các đoạn văn triển khai luận điểm nên có câu chủ đề rõ ràng; nên đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn. Giữa các đoạn có sử dụng biện pháp liên kết. Khi phân tích luận điểm cần có các dẫn chứng cụ thể. Khi làm bài, các em cần tránh diễn xuôi ý thơ và kể chuyện lan man. Mắc lỗi này sẽ bị trừ điểm rất nặng về phương pháp làm bài.

Môn toán: Cn trng, chính xác trong tng con s

Với môn toán, theo thầy Nguyễn Xuân Đắc (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Q.Tân Bình), học sinh phải đọc thật kỹ đề. Đây là môn thi đặc biệt cần sự cẩn trọng, chính xác trong từng con số, từng phép tính. Với những bài tính toán, cần phải viết đề vào giấy làm bài một cách thật chính xác, sau đó mới giải. Khâu viết lại đề rất quan trọng bởi chỉ cần các em viết sai một con số, một dấu câu thôi là việc giải bài sẽ không còn giá trị. Ở phần hình học, các em phải vẽ hình thật chính xác. Có rất nhiều yếu tố trong bài nằm trong dấu ngoặc đơn, nếu học sinh không chú ý đến thì sẽ dẫn đến vẽ hình không đúng yêu cầu của đề. Hình vẽ không đúng sẽ dẫn đến giải sai, mất điểm. Trong đề thi toán, dạng bài mà học sinh thường sợ nhất là các bài toán thực tế: toán nhưng được diễn giải dưới dạng văn, có lồng ghép thêm những yếu tố thực tế cuộc sống nên dài dòng, lòng vòng, khiến học sinh thấy khó hiểu. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là dạng bài đọc hiểu, nên để làm tốt được dạng này quan trọng vẫn là kỹ năng đọc hiểu để có thể rút ra những yêu cầu cơ bản của đề, đưa về những kiến thức toán học đơn giản, cơ bản nhất để giải. Với học sinh khá – giỏi, các em cũng không nên chủ quan khi làm bài.

Trước khi bước vào phòng thi, các em hãy cố gắng giữ tâm lý thật thoải mái. Không nên quá lo lắng với những kiến thức mình còn yếu sẽ dẫn đến mất bình tĩnh. Toán là môn thi cuối cùng trong 3 môn thi tuyển sinh. Do là môn thi cuối nên áp lực về kết quả bài làm của hai môn trước sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý các em. Rất nhiều em, khi làm hai môn thi trước không được như ý sẽ có tâm lý chán nản, thiếu nỗ lực trong môn sau cùng, thậm chí có em còn bỏ thi. Điều tôi muốn nhắn nhủ các em là hãy cố gắng để các môn thi độc lập với nhau, đừng suy nghĩ quá nhiều về bài làm của môn thi trước khi đã bước vào môn thi sau. Hãy tập trung hết sức trong từng môn thi, với môn toán hay bất cứ môn nào cũng vậy.

Mỗi học sinh có một cuộc đua khác nhau nên mỗi em sẽ có một cách về đích khác nhau. Không nên so sánh. Đậu nguyện vọng nào các em cũng phải đón nhận, cố gắng tìm một đích đến cho riêng mình. Còn nếu trượt, không phải vì các em yếu kém mà chỉ là các em có hướng đi khác, cơ hội khác. Lúc này, hãy mạnh dạn tìm kiếm cho mình một hướng đi để về đích.

Yến Hoa (ghi)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)