Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thi tuyển sinh 10 môn ngữ văn: Đề 2 không “khoai” như học sinh nghĩ

Tạp Chí Giáo Dục

Đ thi tuyn sinh 10 môn ng văn ti TP.HCM luôn đưc ra theo dng đ m, hưng hc sinh đến tư duy đc lp, kh năng đc hiu tt…


Hc sinh lp 9 Trưng THCS Nguyn Du (Q.1) đang đưc giáo viên hưng dn k năng khi làm các dng đ thi ng văn tuyn sinh 10

Nhiu hc sinh “s” đ 2

Ông Trần Tiến Thành (chuyên viên môn ngữ văn, Sở GD-ĐT TP.HCM) nhận định, đề số 2 trong phần nghị luận văn học là dạng đề mở, nhằm đánh giá khả năng đọc độc lập, tư duy của người học. Dạng đề này học sinh không thể học vẹt, học tủ. “Thông thường, ít học sinh chọn dạng đề này vì quan điểm đây là dạng đề khó, chỉ dành cho học sinh giỏi. Tuy nhiên, thực tế đây là dạng đề mở, không khó để lấy điểm nếu học sinh nêu được quan điểm cá nhân, tư duy độc lập trước một vấn đề và có thói quen đọc trong suốt quá trình học”, ông Trần Tiến Thành nói.

Tương tự, thầy Võ Kim Bảo (giáo viên môn ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) chia sẻ, học sinh luôn “sợ” đề số 2 phần nghị luận văn học do đa phần các em yếu trong phần đọc, khả năng tư duy logic, phân tích, khả năng lập luận trước các vấn đề còn kém. Dù vậy, đây là đề mở, tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng của mình. Thậm chí, đề này lại dễ lấy điểm hơn so với đề 1, chỉ cần học sinh có kỹ năng đọc trong quá trình học. “Khi dạy và ôn tập cho học sinh, tôi thường xuyên cho các em làm quen với các dạng đề trong đề thi để hình thành kỹ năng, tư duy khi làm bài. Với cả 2 dạng đề, tôi luôn khuyến khích học sinh rằng chỉ cần các em tự tin mình làm tốt ở dạng đề nào thì nên lựa chọn, không nên có quan điểm rằng đề 2 chỉ dành cho học sinh giỏi mà đôi khi đánh mất cơ hội của bản thân. Đây là đề thi tuyển sinh chứ không phải đề thi chọn học sinh giỏi, vì thế không cần các em phải viết hay mà chỉ cần thể hiện đúng yêu cầu của đề, có tư duy độc lập…”, thầy Võ Kim Bảo chia sẻ.

Một giáo viên nhiều năm dạy môn ngữ văn lớp 9 cho hay, ở dạng đề số 2 phần nghị luận văn học đòi hỏi học sinh phải đọc, phải hiểu và phải có kỹ năng làm bài. Theo đó, bài làm thể hiện những cảm xúc rất thật của học sinh. Vì vậy, các em có thể viết không hay nhưng chỉ cần chân thật, thể hiện đó là những suy nghĩ, tác động đến cá nhân các em là đã có điểm trong phần bài làm này.

“Hc sinh luôn “s” đ s 2 phn ngh lun văn hc do đa phn các em yếu trong phn đc, kh năng tư duy logic, phân tích, kh năng lp lun trưc các vn đ còn kém. Dù vy, đây là đ m, to điu kin đ hc sinh bc l kh năng ca mình. Thm chí, đ này li d ly đim hơn so vi đ 1, ch cn hc sinh có k năng đc trong quá trình hc”, thy Võ Kim Bo (giáo viên môn ng văn, Trưng THCS Nguyn Du, Q.1) chia s.

Giáo viên này nêu ví dụ, giả sử khi đề 2 yêu cầu “Em hãy viết về một tác phẩm văn học mà sau khi đọc xong khiến cho em có sự thay đổi trong cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn”. Với yêu cầu của đề, học sinh sẽ có rất nhiều “đất diễn” khi các em có thể chọn lựa bất kỳ tác phẩm văn học nào mình đã từng học, từng đọc mà tác động đến bản thân các em. “Đó có thể chỉ là một bài ca dao về mẹ mà qua đó khiến bản thân các em thấy thương mẹ hơn, nỗ lực cố gắng hơn trong học tập, rèn luyện… Hoặc chọn lựa các tác phẩm về tình bạn mà các em đã học, tác động đến nhận thức của các em về tình bạn, về ước mơ. Quan trọng là thể hiện được trải nghiệm đọc sách của học sinh, vận dụng những kỹ năng trong quá trình các em học văn để thể hiện những trải nghiệm đó”, giáo viên này khẳng định.

Đng “bói đ, đoán đ

Một trong những sai lầm thường gặp nhất của học sinh lớp 9 trước kỳ thi tuyển sinh 10 được nhiều giáo viên chỉ ra đó là việc “bói đề, đoán đề”. Sai lầm này không chỉ khiến học sinh sa đà vào việc học tủ, học vẹt mà nguy hại hơn có thể khiến người học đánh mất cơ hội trong kỳ thi tuyển sinh. “Đề thi môn ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM luôn là đề hướng đến tính thực tế, hướng người học đến tư duy độc lập chứ không phải kiểm tra kiến thức một cách máy móc, rập khuôn, ghi nhớ, học tủ, học vẹt. Kiến thức đề thi nằm chủ yếu trong chương trình ngữ văn lớp 9, được ra theo hướng bám sát với thực tế để đánh giá khả năng tư duy, phân tích, quan sát và kỹ năng đọc của người học. Vì thế, việc các em “bói đề, đoán đề” là cực kỳ nguy hiểm”, ông Trần Tiến Thành khẳng định.

Trong khi đó, cô Trần Thị Ngọc Minh (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) chia sẻ, năm nào cũng có tình trạng một bộ phận học sinh quan điểm rằng năm trước đề thi đã ra tác phẩm này, vấn đề này rồi thì năm nay đề thi sẽ không đề cập đến nữa. Tuy nhiên, nội dung đề thi tuyển sinh 10 nằm trong chương trình THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9, vì thế đề có thể ra vào bất cứ tác phẩm nào, ở một khía cạnh nào đó. Nếu bản thân học sinh học tủ, học vẹt thì chỉ cần thay đổi cách hỏi là các em đã không thể làm được bài. Theo cô Trần Thị Ngọc Minh, khi ôn tập, học sinh nên học theo chủ đề, nắm chắc các kiến thức cơ bản nhất đối với từng tác phẩm thơ, truyện. Đặc biệt, khi học, các em đừng học theo kiểu ghi nhớ máy móc mà hãy ôn và làm các dạng đề để rèn luyện, hình thành kỹ năng trong từng dạng. Như vậy, kiến thức vừa sâu mà kỹ năng cũng được nâng cao. “Lựa chọn đề 1 hay đề 2 trong phần nghị luận văn học các em nên căn cứ vào khả năng của bản thân mình. Đừng chọn bừa, chọn đại. Hãy đọc thật kỹ cả 2 đề trước khi lựa chọn. Tuy nhiên, dù chọn đề nào thì để làm tốt, các em phải có kiến thức, có kỹ năng. Muốn vậy, ngay từ bây giờ các em cần phải nỗ lực học tập, ngoài đọc, làm những dạng đề khác nhau, các em cũng nên đọc thêm sách báo phù hợp với lứa tuổi vừa là cách giảm áp lực trong quá trình học, vừa nâng cao kiến thức, khả năng đọc, giúp ích khi làm bài thi tuyển sinh 10”, cô Trần Thị Ngọc Minh khuyên.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)