Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thi tuyển sinh lớp 10 môn toán: Hiểu vấn đề mới làm được bài toán thực tế

Tạp Chí Giáo Dục

Cu trúc đ thi môn toán trong k thi tuyn sinh vào lp 10 công lp năm 2024 ti TP.HCM đưc gi nguyên như năm 2023, vi 70% là kiến thc cơ bn; 30% là kiến thc vn dng, vn dng cao. Do vy, giáo viên rt thun li trong vic giúp hc sinh lp 9 làm quen vi đ thi tuyn sinh.


Thy Nguyn Bình Minh Tú lên lp  ging dy môn toán lp 9

Các li sai thưng gp hc sinh

Để nắm được kiến thức cơ bản, học sinh cần ôn luyện thường xuyên, theo dõi các dạng bài mà thầy cô giảng dạy trên lớp, nếu không rất dễ rơi vào tình trạng mất điểm trong những câu đơn giản. Với phần kiến thức nâng cao, đòi hỏi học sinh phải dành thời gian rèn luyện nhiều hơn. Do đó, để “chinh phục” đề thi tuyển sinh môn toán, học sinh cần có mục tiêu, chiến lược ôn tập từ sớm.

Từ đầu năm học, trong quá trình giảng dạy, thầy cô đã thực hiện lồng ghép các dạng toán thực tế, cơ bản trong các bài tập trên lớp. Với các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, các bài toán thực tế cũng được lồng vào các kiến thức trong đề thi. Ví dụ, trong phần toán thực tế ở dạng lập hệ phương trình thì ngay trong các phần giảng trên lớp, thầy cô cũng đã tập trung ôn kỹ.

Dạng toán thực tế chiếm đến 5 câu trong đề thi (từ câu 3 đến câu 7). Trong dạng toán này, thầy cô cần tập trung trang bị cho học sinh kỹ năng đọc hiểu đề toán, vì đây là một trong những kỹ năng mà học sinh rất yếu. Chú ý phần gọi ẩn x, y vì nhiều học sinh gọi sai ngay phần này dẫn đến giải hệ phương trình không có điểm. Dạng toán lập phương trình học sinh học từ năm lớp 8 nhưng luôn khiến các em sợ, càng dễ đuối khi gặp dạng toán thực tế dưới dạng này. Có nhiều em ngay từ phần đọc đề đã sợ vì đề dài, chữ nhiều. Do vậy, học sinh cần đọc kỹ đề, gọi ẩn x, y cẩn trọng, đi theo đúng lộ trình làm từ bài dễ đến bài khó.


Hc sinh lp 9/3 Trưng THCS Hà Huy Tp (Q.Bình Thnh) trong gi hc môn toán

Trong dạng toán thực tế còn có bài toán liên quan đến hình học. Điểm yếu của học sinh là học các bài toán liên quan đến công thức hình học không gian. Theo đó, học sinh không thuộc công thức, cộng với việc đọc đề không hiểu nên khi áp dụng thay vào công thức thì bị sai. Để giải được bài toán thực tế này, ngoài việc nắm được công thức thì học sinh phải hiểu được, phân tích được yêu cầu của bài toán, phân tích được yếu tố của hình học không gian, hiểu được vấn đề thì mới có thể làm tốt. Vì vậy, các em cần chú ý luyện tập các bài tập thay vào công thức. Một phần nữa, trong toán thực tế còn có dạng quy về hàm số bậc nhất để giải. Với phần này, học sinh thường mắc lỗi là xác định đại lượng hàm số bậc nhất không chính xác, nên dẫn đến việc thay vào hàm số không đúng. Từ đó dẫn đến việc mất điểm oan uổng.

Trong 5 bài toán thực tế, có câu gắn với hàm số. Đây là dạng toán thực tế đơn giản song học sinh cũng hay mất điểm do thay công thức sai, do gặp vấn đề trong việc đọc hiểu. Vì vậy, trong quá trình ôn luyện đề trên lớp, giáo viên cũng nên lựa chọn tài liệu phù hợp, cập nhật các dạng toán mới nhất cho học sinh hiểu.

Chú ý trình bày kng, cn thn

Với đề thi tuyển sinh môn toán, hàng năm ngữ liệu trong bài toán thực tế đều được thay đổi, tiếp cận đa dạng hơn các vấn đề thực tế, còn phương pháp giải thì vẫn đưa về phương pháp cơ bản là đưa về hệ phương trình/phương trình để giải. Điều này đòi hỏi học sinh trong quá trình học phải tiếp cận các vấn đề thực tế đa dạng hơn, hình thành kỹ năng đọc hiểu, hiểu các vấn đề thực tế đặt ra trong bài toán. Trong 5 bài toán thực tế, thường học sinh làm được 2 câu đầu tiên (câu 3, câu 4), do 2 câu này có mức độ vừa phải, ngữ liệu thực tế đưa vào đề ở mức đơn giản, học sinh chỉ cần lập hệ phương trình/phương trình đơn giản. Tuy nhiên, đến 3 câu toán thực tế còn lại (câu 5, câu 6, câu 7) thì nhiều học sinh bị đuối, do ngữ liệu thực tế đưa vào đề đòi hỏi các em phải có sự phân tích, tư duy mới hiểu được vấn đề. Hàng năm, trong quá trình chấm thi, tỷ lệ học sinh làm được 3 câu toán thực tế này trong 1 phòng thi chỉ khoảng 50-60%.

Với câu 8 hình học phẳng: Câu a thì học sinh lấy được điểm, vì rơi vào các bài cơ bản như tứ giác nội tiếp. Bắt đầu từ câu b, c thì học sinh phải thuộc nhiều dạng toán, thực hành nhiều bài tập trong năm học, vì đây là 2 câu mang tính phân loại học sinh. Trong câu a, dù là câu dễ lấy điểm nhưng học sinh cũng thường mất điểm do nhầm lẫn dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp, từ dấu hiệu này sang dấu hiệu khác, trình bày thiếu các luận cứ, cho nên câu dễ cũng bị mất điểm. Ngoài ra, một lỗi sai nữa là học sinh thường chủ quan nên ghi sai ký hiệu góc – đây là lỗi sai rất cơ bản.

Vì vậy, khi làm những phần kiến thức cơ bản trong đề thi, học sinh cần chú ý trình bày kỹ lưỡng vì các phần này không đòi hỏi tư duy quá cao, chỉ đòi hỏi về cách trình bày cẩn thận. Với phần hình học, nếu vẽ hình sai thì bài làm sẽ không được chấm. Do vậy, học sinh phải chú ý vẽ hình thật cẩn trọng.

Trong phòng thi, với môn toán, học sinh cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập, không thể thiếu thước thẳng, compa, parabol. Khi làm bài cần xác định câu nào vừa sức với năng lực của mình làm trước, tránh tình trạng làm những câu quá khó vượt ngoài tầm, mất nhiều thời gian. Làm xong cần xem lại, dò lại kết quả xem có phù hợp hay không…

Nguyn Bình Minh Tú 
(T trưng T toán Trưng THCS
Hà Huy T
p, Q.Bình Thnh, TP.HCM)

Bình luận (0)