Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thi tuyển sinh lớp 10 môn toán: Học sinh phải hiểu rõ vấn đề thực tế trong đề thi

Tạp Chí Giáo Dục

môn toán, hc sinh thưng b “gãy” do hc rp khuôn, máy móc vi các dng bài mà không hiu rõ bn cht ca vn đ.


Giáo viên phi thay đi cách tiếp cn vi dng toán thc tế khi dy hc sinh (nh minh ha)

Kiến thc phù hp năng lc hc sinh, không đánh đ

Cấu trúc đề thi tuyển sinh môn toán năm 2024 cơ bản giữ ổn định như năm 2023. Theo đó, đề thi gồm 8 câu, bao gồm 2 câu toán cơ bản, 5 câu toán thực tế và 1 câu hình học phẳng. 70% kiến thức trong đề thi ở mức nhận biết, thông hiểu; 30% kiến thức là vận dụng và vận dụng cao, trong đó vận dụng cao thường nằm ở câu hình học và 1 bài toán thực tế. Thời gian làm bài môn toán là 120 phút. Phần kiến thức vận dụng cao sẽ được tính toán để phù hợp với năng lực của học sinh chứ không đánh đố, đảm bảo rằng dù mang tính phân loại song những học sinh có năng lực học tập tốt hoàn toàn có thể giải được.

Cấu trúc đề thi môn toán được phân bổ như sau: Câu 1, câu 2 là kiến thức quen thuộc về đồ thị, định lý Viet, điều kiện có nghiệm của phương trình; câu 3, câu 4, câu 5, câu 6 và câu 7 là các bài toán vận dụng kiến thức đã học trong chương trình để giải các bài toán liên quan đến thực tế. Trong đó có 1-2 câu ở mức nâng cao. Khi giải bài toán thực tế, học sinh đưa về phương trình/hệ phương trình, vận dụng kiến thức số học để tính toán. Câu 8 là bài toán hình học phẳng, gồm 3 bài toán nhỏ. Trong đó có 2 bài ở mức độ cơ bản, 1 bài mang tính phân hóa cao.

Vì sao hc sinh đui toán thc tế?

Toán thực tế có những dạng như tính lãi suất, lời lãi, tỷ lệ phần trăm; dạng vận dụng thêm các kiến thức về lý, hóa, sinh. Đề thi sẽ cung cấp sẵn những công thức cho học sinh như công thức tính thể tích, diện tích, công thức ở các môn học khác có xuất hiện trong đề để học sinh vận dụng làm bài. Quan trọng là trong quá trình dạy, thầy cô bên cạnh sưu tầm các dạng toán thực tế để hướng dẫn cho học sinh làm thì cần phải chú trọng dạy học sinh hiểu vấn đề thực tế. Có nhiều thầy cô dạy rất tốt, học sinh giải bài tập trên lớp rất tốt, nhưng khi bước vào phòng thi, các em lại không làm được bài. Vì khi đọc đề các bài toán thực tế với cách khác đi, cách đặt vấn đề khác đi, các em không hiểu được vấn đề thực tế nêu ra trong đề như lời lãi, lãi suất, thể tích, mét khối… Không hiểu bản chất của các vấn đề thực tế chính là điểm “gãy” khiến học sinh không làm được bài với dạng toán thực tế trong đề thi.

Để giúp học sinh đọc và hiểu đề thi, làm được các dạng toán thực tế thì trong quá trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải có sự kỹ càng, vừa dạy học sinh cách làm, vừa giải thích cho các em hiểu vấn đề thực tiễn. Để từ đó giúp học sinh hình dung được các khái niệm như lời, lãi, vốn… Nếu giáo viên không quan tâm làm rõ vấn đề này mà chỉ dạy giải các bài toán thực tế thì dù các em có làm bao nhiêu dạng bài cũng khó đạt điểm cao.


Theo tác gi, hc sinh cn h thng li kiến thc môn toán tht k (nh minh ha)

Nhiều giáo viên có quan điểm rằng, cứ dạy cho học sinh làm thật nhiều dạng toán thực tế, khi vào phòng thi bắt gặp các dạng toán ấy các em sẽ làm được. Vì vậy, giáo viên chạy đua theo số lượng giải đề, thậm chí là nâng cao mà không hiểu rằng bản chất vấn đề là học sinh bị đuối từ chính những hiểu biết các vấn đề thực tế. Do vậy, khi vào phòng thi chỉ cần bắt gặp các khái niệm mới, các thuật ngữ mới là học sinh… bí, không làm được bài.

Bên cạnh việc giáo viên thay đổi cách tiếp cận với dạng toán thực tế khi dạy, học sinh cũng cần phải rèn luyện thường xuyên các dạng toán thực tế, nắm bản chất của vấn đề.

Đui kiến thc, hc thêm thế nào cho hiu qu?

Đối với nhiều học sinh, việc học thêm môn toán là không cần thiết. Để làm được đề thi tuyển sinh môn toán, học sinh chỉ cần hệ thống lại kiến thức cơ bản (nắm vững công thức), hiểu thêm các vấn đề thực tế. Với riêng dạng toán thực tế, học sinh cần phải tích lũy kiến thức, hỏi giáo viên các vấn đề bản thân không rõ, không hiểu.

Ở môn toán, nhiều học sinh mất căn bản từ các lớp dưới nên khó tiếp thu kiến thức ở lớp 9. Với đối tượng học sinh này, đòi hỏi nhiều ở kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên, hỗ trợ trang bị lại kiến thức cho các em. Nhiều phụ huynh thấy con mình mất căn bản môn học nên đưa đi học thêm thật nhiều với mong muốn con được bồi đắp lại kiến thức căn bản từ đầu. Thậm chí, phụ huynh nghĩ rằng đưa con đi học thêm càng nhiều thầy cô giỏi thì càng “chắc ăn”. Tuy nhiên, lời khuyên là phụ huynh phải cân nhắc, đánh giá, biết con mình hổng kiến thức ở đâu để xây dựng một lộ trình ôn tập, bồi dưỡng cho con thì mới hiệu quả, tránh việc học thêm theo kiểu nhồi nhét.

Các mo gii đ trên mng có nên áp dng?

Hiện nay trên nhiều trang mạng xã hội, có một số giáo viên online ôn tập môn toán cho học sinh với nhiều thông tin gây sốc để câu view, câu like. Học sinh ở lứa tuổi THCS, các em rất thích những thông tin này, thậm chí còn tin hơn những gì thầy cô giảng dạy trên lớp.

Thông thường, giáo viên online trên các trang mạng này hay đưa ra các mẹo để giải đề thi tuyển sinh như máy tính công phá đề thi, học sinh nghe những thông tin này rất khoái bởi biết được các “chiêu” để làm bài. Tuy nhiên, học sinh cần phải hiểu rằng, với bất cứ mẹo nào để áp dụng đúng thì trước hết các em phải nắm vững kiến thức của môn học. Với môn toán, các em chỉ cần nắm kiến thức căn bản bậc THCS, không cần phải đoán này đoán kia, mẹo này mẹo kia để làm bài.

Thời điểm này, khi ôn tập môn toán, học sinh cần hệ thống lại kiến thức. Trước hết, các em phải nắm thật vững kiến thức cơ bản. Phần nào yếu, chưa nắm vững các em phải trang bị lại. Các em có thể giải nhiều bài tập mà giáo viên cung cấp để hình thành kỹ năng làm toán ở từng dạng đề. Với những học sinh khá giỏi, các em nên dành một phần thời gian rèn luyện thêm dạng đề nâng cao với các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao. Điều quan trọng nhất khi làm toán là sự cẩn thận, tỉ mỉ, làm đến đâu chắc đến đó về phương pháp lẫn kết quả bài làm. Không nên ôn tập theo mẹo và cũng tránh tình trạng ôn tập rập khuôn, máy móc theo từng dạng, nhất là với các dạng toán thực tế.

Dương Bu Lc
(Chuyên viên b môn toán, S GD-ĐT TP.HCM)

Bình luận (0)