Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thi tuyển sinh lớp 10 THPT: Bí quyết tránh mất điểm oan

Tạp Chí Giáo Dục

Còn hơn mt tun na là đến k thi tuyn sinh lp 10 THPT ti TP.HCM. Đ có th đt đưc kết qu cao khi làm bài thi, thí sinh phi “thuc lòng” nhng lưu ý cn tránh do các giáo viên b môn đưa ra sau đây.

Gi ôn tp môn toán ca hc sinh lp 9 Trưng THCS Lê Quý Đôn

+ Cô Nguyn Hoàng Minh Tâm (T trưng T toán Trưng THCS Lê Quý Đôn, Q.3): Môn toán: làm đúng yêu cu ca đ thi

Đối với môn toán, đề thi sẽ không nặng về kiến thức hàn lâm mà thiên về tính thực tế. Do đó, không chỉ đòi hỏi thí sinh nắm chắc kiến thức trong chương trình sách giáo khoa mà còn phải có khả năng tư duy, suy luận, liên hệ thực tế. Khi làm bài thi, thí sinh cần lưu ý những điều sau để tránh mất điểm: Ở phần vẽ đồ thị, các em cần lưu ý khi chọn đơn vị trên hệ trục tọa độ thì phải có sự tương xứng giữa 2 trục. Với câu Tìm tọa độ giao điểm của Parabol và đường thẳng, các em nên đưa về phương trình bậc 2 và dùng máy tính để tìm ra nghiệm. Ở phần toán thực tế, đề thi thường dài dòng, có đề cập đến các môn học khác như lý, hóa… nên thường tạo ra “nỗi sợ” cho thí sinh. Tuy nhiên, kiến thức giải dạng toán này chỉ là kỹ năng toán thuần túy. Việc của các em là phải xác định được các từ khóa, những yếu tố then chốt trong đề, làm sao đưa được về phương trình, hệ phương trình và vận dụng những công thức mà đề cho sẵn (nếu có) để áp dụng vào giải. Trong đó, chú ý đổi đơn vị đại lượng cho phù hợp, tránh mất điểm. Một lưu ý nữa là nếu đề thi yêu cầu giải phương trình, hệ phương trình thì các em cần phải trình bày rõ từng bước giải trong bài làm nếu không sẽ không có điểm. Đặc biệt, trong phần toán thực tế năm nay, kiến thức hình học không gian sẽ mở rộng ra, bao gồm 6 khối: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp (lớp 8) và khối hình trụ, hình cầu, hình nón (lớp 9). Vì vậy, khi làm bài, các em phải chú ý phân tích xem ở dạng hình nào để áp dụng công thức phù hợp. Ở phần hình học cơ bản, điều quan trọng nhất và các em cũng hay mắc lỗi nhất là kỹ năng vẽ hình, ngay cả với những loại đường quen thuộc như đường cao, đường thẳng, đường phân giác, đường trung tuyến. Nếu vẽ hình sai thì coi như cả bài giải các em không có điểm. Do đó, các em cần cẩn trọng trong quá trình vẽ hình.

Khi làm bài, các em nên đọc kỹ đề thi và thực hiện đúng yêu cầu của đề, lưu ý những con số, đại lượng để tránh mất điểm.

+ Thy Võ Kim Bo (giáo viên môn ng văn Trưng THCS Nguyn Du, Q.1): Môn văn: viết câu phi đ ch ng, v ng

Trong môn văn, điều đầu tiên thí sinh cần lưu ý khi làm bài (để tránh mất điểm) là chữ viết, trình bày và câu cú. Làm sao viết chữ cẩn thận, câu cú rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch sẽ, tránh tẩy xóa.

Ở phần đọc hiểu, ngoài kiến thức còn hình thành cho thí sinh kỹ năng đặt câu, sử dụng từ. Vì vậy, khi làm bài, các em cần phải viết câu cú hoàn chỉnh, có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Trả lời cụt lủn, lược bớt thường sẽ không ghi được điểm tuyệt đối. Trong phần viết đoạn văn trình bày quan điểm/suy nghĩ, có giới hạn số dòng/số câu, thí sinh cần phải lưu ý: nắm vững cấu trúc đoạn để viết, có câu chủ đề, câu triển khai. Khi viết cần phải bám sát yêu cầu của đề, phân biệt được dòng với câu. Nếu viết lố yêu cầu hoặc không đúng yêu cầu cũng sẽ không có điểm.

Ở phần nghị luận xã hội, thí sinh phải triển khai theo bài văn ngắn với 3 phần mở bài, thân bài và kết bài, có đưa thêm các dẫn chứng đời sống một cách chọn lọc, và phải rút ra được bài học cho bản thân một cách cụ thể, chi tiết. Nếu quá chung chung cũng không được điểm tối đa. Phần nghị luận văn học, thí sinh cần chú ý việc trích lời thoại nhân vật. Nếu đã trích thì phải trích thật chính xác mới ghi được điểm. Còn nếu không thì chỉ cần dùng lối nói gián tiếp (nhân vật A từng cho rằng…) vẫn sẽ ghi được điểm.

Để tránh mất điểm trong môn văn, thí sinh nhất định không được sử dụng từ viết tắt, không sử dụng ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ nói trong bài. Nếu có đưa dẫn chứng tiếng Anh vào trong bài, cần phải được chú thích bằng tiếng Việt. Khi trích lại văn bản/đoạn văn/câu văn, phải có sử dụng dấu ngoặc kép. Bài viết không cần quá trau chuốt về ngôn từ nhưng cần đầy đủ chủ vị, sử dụng câu mạch lạc, đúng trọng tâm yêu cầu là đạt được điểm cao. Các dẫn chứng khi đưa vào bài làm không nên ôm đồm quá nhiều sẽ dẫn đến loãng kiến thức trọng tâm, bài viết trở nên “trúc trắc”, không được điểm cao.

+ Cô Phm Th Xuân Oanh (T trưng T tiếng Anh Trưng THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thnh): Môn tiếng Anh: t vng phi chính xác

Điểm mới của đề thi tiếng Anh năm nay là kiến thức không đặt nặng về ngữ pháp mà chú trọng từ vựng. Vì vậy, đề thi sẽ tăng tính thực tế, đòi hỏi sự hiểu biết của thí sinh đặt từ vựng trong đúng ngữ cảnh, bối cảnh. Do đó, học vẹt, học tủ sẽ không đạt được điểm cao.

Trong môn tiếng Anh, để tránh mất điểm khi làm bài, các em cần phải lưu ý: Ở phần trắc nghiệm, trong phần True, False, các em không được viết tắt đáp án. Nếu viết tắt các em sẽ không có điểm. Ở phần tự luận, điều chú ý đầu tiên là viết từ, viết câu. Các em cần viết chữ rõ ràng, viết đúng chính tả. Khi viết câu cần cân nhắc cấu trúc ngữ pháp, chia động từ cho đúng thì. Viết sai từ, sai câu, các em sẽ không có điểm.

Trình bày bài thi cũng phải sạch sẽ, rõ ràng. Nếu viết sai thì gạch đi viết sang bên cạnh, không bôi đen lên, không viết chồng lên. Phần trình bày bài làm cũng chiếm một phần điểm trong bài thi của các em. Vì vậy, các em cần lưu ý. Vào phòng thi, các em nên bình tĩnh. Câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau. Chú ý đừng bỏ sót câu.

Yến Hoa (ghi)

 

Bình luận (0)