Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thi tuyển vào lớp 10 công lập: Học sinh không được chuyển trường sau khi trúng tuyển

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là khng đnh ca bà Nguyn Đng An Long (nguyên Phó Trưng phòng Kho thí và Kim đnh cht lưng, Phó Chánh văn phòng Đng y S GD-ĐT TP.HCM) trong chương trình “Tuyn sinh, hưng nghip hc sinh sau THCS” ln th 5 năm hc 2019-2020 va din ra ti Trưng THCS Phú Li (Q.8) và Trưng THCS Nguyn Tri Phương (Q.10).

Bà Nguyn Đng An Long đang tư vn cho hc sinh và ph huynh Trưng THCS Nguyn Tri Phương

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của nhiều trường TC, CĐ trên địa bàn TP nhằm giải đáp những vướng mắc cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.

Trao đổi với các em học sinh ở 2 trường, bà An Long cho biết nhiều học sinh vì muốn chắc chắn thi đậu vào lớp 10 công lập nên quyết định chọn những trường xa trung tâm TP như ở huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi… vì nghe nói trường ở đây có điểm chuẩn thấp, dễ trúng tuyển. Sau khi trúng tuyển, các em lại có ý định chuyển trường với lý do là khoảng cách từ nhà đến trường quá xa, điều kiện đi lại khó khăn…, nhưng rất tiếc là không được. Theo quy định, học sinh không được phép chuyển trường sau khi trúng tuyển vào lớp 10 công lập, do đó trước khi đăng ký nguyện vọng, các em nên cân nhắc thật kỹ để có thể chọn học tại một ngôi trường phù hợp nhất.

Để giúp học sinh biết cách tiếp cận với những thông tin chính thống, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho biết hiện nay công nghệ đã phát triển, muốn có được thông tin là điều rất dễ dàng. Tuy nhiên, đối với thông tin về thi cử, học sinh không nên nghe tràn lan. “Nếu muốn biết thông tin gì đó, các em nên hỏi cha mẹ, thầy cô hoặc những người đáng tin cậy để được cung cấp những thông tin chính xác, đáng tin nhất. Ngoài ra, tự bản thân học sinh cần phải biết lắng nghe; tự quan sát, tìm kiếm, tìm hiểu để có cách xử lý thông tin đúng đắn, kịp thời, không bị hoang mang, ảnh hưởng đến thi cử”, bà Nhi A khuyên. Lo lắng về việc chọn trường, một học sinh Trường THCS Phú Lợi bày tỏ: “Em muốn đăng ký vào một trường THPT ở quận 5 nhưng nghe nói trường này vướng phải nhiều thông tin tiêu cực. Vậy em nên tiếp tục giữ ý định trên hay chọn trường khác?”. Giải đáp lo lắng cho em học sinh này, bà An Long hướng dẫn: Trong trường hợp này, học sinh nên bình tĩnh xác minh lại xem thông tin mà mình cập nhật được có đúng hay không. Cách tốt nhất là chúng ta nên đi đến trường đó một lần hỏi thăm những anh chị đang học tại đây, quan trọng nhất là hỏi về chương trình đào tạo, cơ hội đậu ĐH; đồng thời xem khoảng cách địa lý từ nhà đến trường, điều kiện học tập tại trường như thế nào rồi sau đó quyết định.

Tại chương trình tư vấn ở Trường THCS Phú Lợi, em Võ Thành Phát (học sinh lớp 9 Trường THCS Bình An, Q.8) chia sẻ: “Em thấy nhiều bậc cha mẹ bắt con học lên THPT mặc dù con mình không có khả năng, không muốn học, vô lớp nằm ngủ… dẫn đến kết quả học tập sa sút, ảnh hưởng đến thầy cô, bạn bè. Làm thế nào để chúng em có thể tự quyết định cuộc đời của mình?”. Để giúp Thành Phát và những học sinh cùng cảnh ngộ hiểu rõ vấn đề, bà Nhi A phân tích: Cha mẹ nào cũng yêu thương con và mong muốn con mình học hành đến nơi đến chốn để sau này có được công việc tốt, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nhiều em lại không hiểu được nỗi lòng của cha mẹ, thậm chí có thái độ chán nản việc học, mong muốn được nghỉ học từ sớm để bước ra đời đi làm. Trước khi có ý định đó và mong được cha mẹ chấp thuận, các em phải khẳng định với cha mẹ rằng sau khi nghỉ học mình sẽ làm gì, cuộc đời mình ra sao khi đến tuổi tự lập, cha mẹ không ở bên cạnh nữa. Các em phải đưa ra kế hoạch về cuộc đời mình cho cha mẹ thấy quyết định của mình là đúng đắn. “Không phải cha mẹ nào cũng muốn quyết định cuộc đời của con vì họ sợ con mình không có tương lai. Do đó, chúng ta phải chứng minh với cha mẹ để cha mẹ an tâm, tin tưởng vào sự lựa chọn của mình”, bà Nhi A khuyên.

Hc sinh Trưng THCS Phú Li đang nh ban tư vn gii đáp các thc mc

Trong khi đó, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, một phụ huynh thắc mắc: “Tôi nghe nói học TC sẽ nhận được bằng THPT và bằng TC sau khi tốt nghiệp. Vậy với 2 tấm bằng này thì các em có thể học cao hơn nữa được không?”. Trả lời câu hỏi này, ThS. Dương Duy Khải (đại diện Trường CĐ Sài Gòn Gia Định) khẳng định: Với bằng THPT và bằng TC, các em vẫn có thể học lên CĐ, ĐH nên phụ huynh hãy an tâm. “Trường CĐ Sài Gòn Gia Định hiện đào tạo 19 ngành học, trong đó tập trung vào khối ngành sức khỏe, dịch vụ, kỹ thuật; nhà trường xét tuyển dựa trên học bạ. Trong quá trình học, nhà trường đào tạo văn hóa song song với nghề, sau khi kết thúc chương trình học TC, các em có thể liên thông lên CĐ tại trường để nhận bằng CĐ chính quy”, ông Khải cho biết. Bổ sung thêm về quy trình đào tạo bậc TC, ThS. Trần Thị Quỳnh Như (đại diện Trường TC Việt Giao) cho biết Trường TC Việt Giao đào tạo 6 môn văn hóa theo chương trình sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT, gồm: toán, lý, hóa, văn, sử, địa. Trong quá trình học, nhà trường còn cho học sinh đi thực tập, kiến tập tại các công ty, doanh nghiệp nên sau khi tốt nghiệp, các em sẽ có nền tảng kiến thức vững vàng, cơ hội nghề nghiệp rộng mở; học sinh nào không tìm được việc làm, nhà trường sẽ hỗ trợ để các em có được công việc như ý muốn.

Bài, ảnh: H Trinh

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)