Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thiên chức mang tên phụ nữ

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù lch s Ngày Quc tế Ph n 8-3 đến cui thế k XIX mi đưc ghi nhn, xut phát t phong trào đu tranh đòi quyn sng ca n công nhân ngành dt nưc M. Tuy vy, thiên chc và trng trách ca ngưi ph n thì đã đưc nhân loi khng đnh ngay t thu hng hoang vi mu quyn thiêng liêng trong xã hi chưa có giai cp.


Chiếc cu mang tên n triết gia, văn sĩ ngưi Pháp Simone de Beauvoir

Thiên chc vĩ đi

Có lẽ với thiên chức vĩ đại của mình, cho nên dù trong suốt chiều dài lịch sử văn hóa Đông – Tây khi xã hội dựa trên sức mạnh, quyền lực và chế độ gia trưởng mang tính quyết định đã đặt ra nhiều huyền thoại, câu chuyện “được phóng chiếu trên nền trời thuần khiết” cũng như luật tục, quan niệm nhằm hợp pháp hóa quyền tối cao của nam giới buộc phụ nữ phải cam chịu và thân phận trở nên nhỏ bé bị lệ thuộc, thì đã có rất nhiều nhà xã hội, chính trị, tư tưởng, triết gia đứng lên đấu tranh giành lại quyền bình đẳng cho nữ giới, khẳng định được nhân vị nữ quyền của mình.


Nhà văn Simone de Beauvoir đưc xem là biu tưng ca triết hc n quyn

Trong cuộc “cách mạng giới”, nữ triết gia, nhà văn Simone de Beauvoir (tên bà được nước Pháp trân trọng đặt cho một cây cầu bắc qua sông Seine thơ mộng đoạn chảy qua Paris) đã đưa ra một mệnh đề rất nổi tiếng: “Người ta sinh ra không phải là phụ nữ mà trở thành phụ nữ”. Chiếc cầu mang tên nữ văn sĩ này dài 304m nối Thư viện Quốc gia François Mitterrand với Công viên Bercy. Cầu được kiến trúc sư người Áo Dietmar Feichtinger thiết kế theo hình ảnh hai đường cong giao nhau tại hai điểm, tạo hình uyển chuyển, mềm mại nữ tính và nét khoáng đạt, thanh thoát hiện đại.

Đây được xem là một thông điệp mà bà gửi đến phụ nữ toàn thế giới. Luận điểm này của bà nhằm đạp đổ bản chất luận cho rằng phụ nữ sinh ra đã là “phụ nữ” theo bất kỳ nền văn hóa và thời đại nào. Bởi lẽ, theo bà chính thái độ ngụy tín của kẻ áp bức đã làm cho thế giới như là được định sẵn với người nô lệ và phụ nữ.


Tác gi bên b sưu tp gm ch đ Ph n Vit Nam

Ngược dòng lịch sử, trong thần thoại Ấn Độ, để tạo nên người phụ nữ, có một truyền thuyết rất đẹp về người phụ nữ. Theo truyền thuyết này, thần Brakhoma đã lấy cái tươi đẹp của hoa hồng, mịn màng của hoa đào, cái nhìn tinh nhanh của sơn dương, cái long lanh của sương sớm, nụ cười của tia nắng ban mai, cả cái nhút nhát của thỏ con, oai vệ của chúa sơn lâm, sự mềm mại của bông mai, cái cứng rắn của kim cương và thanh nhàn của chim câu. Tất cả để tạo nên người phụ nữ. Điều đó, cho thấy phẩm hạnh của người phụ nữ rất tinh tế, bao hàm nhiều tính cách độc đáo của muôn loài.

Ch “An” dành cho ngưi ph n

Ngay cả trong xã hội phong kiến Trung Hoa thời xưa vốn khắc nghiệt với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, khiến người phụ nữ mang trên mình “tam tòng tứ đức” và hàng loạt những ràng buộc đạo đức và lễ nghi khác. Nhưng, trong tầng sâu thẳm văn hóa của họ vẫn ẩn chứa, thừa nhận vai trò quan trọng của người phụ nữ. Nếu ta chiết tự chữ An trong tiếng Hán, sẽ thấy điều kỳ diệu này. Chữ An là một chữ được nhiều người chọn trong tục xin chữ đầu năm mới với mong muốn có một năm an bình, hạnh phúc. Chữ An “” gồm 6 nét, có kết cấu trên dưới: bộ Miên  (mái nhà) ở bên trên và bộ Nữ  (đàn bà, con gái, phụ nữ) ở bên dưới. Đây là chữ hội ý, chiết tự chữ An có nghĩa là “người con gái dưới mái hiên nhà”. Ý nói rằng có người phụ nữ ở trong nhà là đem lại sự yên ổn, bình an, làm đẹp cho gia đình. Có người phụ nữ trong gia đình, căn nhà mới thật sự thành tổ ấm. Sự yên ổn, bình an có lẽ là điều mỗi con người khao khát nhất khi trở về ngôi nhà thân yêu của mình. Để mọi giông bão cuộc đời ở đằng sau cánh cửa, để giữ lửa cho mái ấm gia đình ấy nhất định phải là người phụ nữ. Theo dịch lý, người xưa cho rằng chữ An  thuộc hành Thổ (hành trung tâm) trong ngũ hành, nghĩa gốc là an toàn, yên bình, yên ổn. Nếu ở trong tên người thì sẽ mang ý nghĩa an lạc, an nhàn, bình an, hạnh phúc.


Ch An trong tiếng Hán

Chữ “An” ngày nay đã có màu sắc mới. Người phụ nữ không chỉ bó hẹp dưới mái hiên nhà, mà họ còn tham gia vào các công việc của xã hội, họ được thể hiện tiếng nói và vị thế của mình và cùng với nửa thế giới còn lại giúp cho nhân loại ngày càng phát triển, văn minh, tạo nên một di sản, tượng đài văn hóa. Họ là những nàng thơ, là nữ hoàng nghệ thuật, là bà mẹ tự nhiên vĩ đại nhất, là người mẹ của đấng toàn năng. Thậm chí, họ có “một tác động kép”: vừa là đối tượng, vừa là tác nhân kích thích cho sự sáng tạo nghệ thuật được thăng hoa.

Những bông hoa hồng thật đẹp và mảnh mai, nhưng cũng có những chiếc gai để tự bảo vệ mình, thiết nghĩ đó cũng là sự hiền minh của thiên nhiên ban tặng. Ở mỗi người phụ nữ cũng vậy, thật ra trong mỗi người phụ nữ tiềm ẩn một sức mạnh vô biên. Không phải trong cơ bắp, không phải trong ý chí, mưu lược mà chính là trong trái tim mạnh mẽ vô song vào những gì tốt đẹp, sự tận tâm với những người mình yêu quý, lòng trắc ẩn, sự diệu hiền, và trên hết là khả năng tái tạo những cuộc đời mới trong cơ thể tưởng như yếu ớt của mình. Họ rất xứng đáng được tôn trọng và yêu thương.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)