Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thiết kế mô hình đào tạo tích hợp công nghệ mới

Tạp Chí Giáo Dục

Mi thiết b, mô hình đào to do giáo viên dy ngh thiết kế đu gii quyết bài toán thiếu trang thiết b đào to các trưng ngh, gim chi đu tư ngân sách và hơn hết là thiết kế tích hp công ngh mi 4.0.


Thy Lê Thanh Phúc và thy Nguyn Thanh Tiên hưng dn sinh viên Trưng CĐ Ngh TP.HCM vn hành máy ép khuôn nha

Khc phc tình trng dy “chay”

Thực tế, hiện nay có không ít cơ sở đào tạo nghề phải dạy học “chay” vì thiếu thiết bị, mô hình đào tạo. Hơn nữa, dù có đầu tư trang thiết bị hiện đại nhưng không phải bộ môn hay mô đun nào cũng có thể đào tạo hiệu quả từ các thiết bị sẵn có. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên đã tự mày mò, thiết kế và chế tạo ra các thiết bị, mô hình phục vụ hữu ích cho nhiều mô đun, rút ngắn khoảng cách lý thuyết – thực hành. Không chỉ mang lại những giờ thực hành sinh động mà tùy vào mỗi sản phẩm, mô hình do giáo viên chế tạo đã tiết kiệm chi phí đầu tư từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

Máy ép khuôn nhựa là một trong những mô hình đào tạo do các giáo viên Khoa Cơ khí chế tạo (Trường CĐ Nghề TP.HCM) nghiên cứu và chế tạo ra, đáp ứng thiết bị thực hành và yêu cầu đổi mới công nghệ của nhà trường. Thầy Lê Thanh Phúc (đại diện nhóm tác giả chế tạo máy ép khuôn nhựa) chia sẻ, do vừa giảng dạy vừa nghiên cứu chế tạo nên để hoàn thành mô hình trên, nhóm (gồm 3 thành viên) phải mất một năm, trong đó mất 6 tháng cho lập trình, thiết kế và 6 tháng gia công, chế tạo. “Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại trong nước chưa thấy ai chế tạo sản phẩm máy ép khuôn nhựa phục vụ đào tạo nghề. Riêng ở nước ngoài, cụ thể là Nga và Trung Quốc thì đã có từ nhiều năm trước, tuy nhiên giá thành rất cao, trên 120 triệu đồng/máy. Với máy chúng tôi thiết kế, giá thành chỉ khoảng 80 triệu đồng/ máy, thấp hơn nhiều so với máy của nước ngoài”, thầy Phúc cho biết.


Sinh viên Trưng CĐ Ngh TP.HCM tham gia lp ráp máy ép khuôn nha

Cũng như các mô hình đào tạo khác, để đào tạo nghề trong kỷ nguyên số, mô hình máy ép khuôn nhựa tích hợp nhiều công nghệ mới. Vì vậy, để hoàn thành thiết kế, lắp ráp mô hình phải cần đến đội ngũ từ nhiều chuyên ngành, đặc biệt là công nghệ thông tin, điện – điện tử…, nhưng mô hình này được thực hiện từ những giáo viên cơ khí. Nói cách khác, từ phần cứng đến phần mềm đều do các giáo viên cơ khí thực hiện. “Muốn có một mô hình để đào tạo người học thì không khó, trên thị trường có bán các phần mềm, linh kiện…, chỉ việc mua về lắp ráp, giảm thời gian và công sức. Tuy nhiên, chúng tôi muốn có một sản phẩm đào tạo hoàn hảo, do chính chúng tôi thiết kế và gia công. Hơn nữa, mục tiêu của mô hình này không chỉ phục vụ cho bộ môn khuôn mà còn có thể áp dụng cho nhiều bộ môn khác nhau trong mảng CNC”, thầy Phúc chia sẻ.

Trò hào hng, thy hnh phúc

Mặc dù chỉ phục vụ đào tạo tại trường nhưng máy ép khuôn nhựa đang được nhiều người quan tâm, ngỏ ý đặt hàng bởi nó đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí công nghệ mới. Theo thầy Phúc, hiện tại các trường nghề đã có thiết bị đào tạo này nhưng hầu hết mua máy công nghiệp, còn mô hình ứng dụng công nghệ mới như thế này thì chưa thấy. Mô hình này được thu nhỏ nhưng vẫn có thể sản xuất thực tế để người học thực hành. “Thực tế, để có chiếc máy sản xuất công suất lớn thì phải đầu tư thiết kế và chế tạo trên 1 tỷ đồng. Khi chúng tôi đăng tải trên các diễn đàn công nghệ, mô hình này được nhiều người quan tâm. Chúng tôi sẽ làm các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ và tiến tới thương mại hóa sản phẩm”, thầy Phúc chia sẻ về định hướng sắp tới.

Trong khi đó, thầy Nguyễn Thanh Tiên (thành viên nhóm tác giả) bày tỏ, khi một thiết bị đào tạo hoàn thành, đưa vào giảng dạy thực tế, người học hào hứng thì người dạy vui lắm. “Đây là sản phẩm phục vụ đào tạo được thiết kế từ sự đúc kết kinh nghiệm giảng dạy và thực tế sản xuất. Tất cả các công đoạn đều được dày công nghiên cứu, thử nghiệm. Riêng chế tạo bộ phận đùn nhựa, chúng tôi phải thao tác (xoay) bằng tay, thường xuyên bị bỏng do phải va chạm, tiếp xúc nhiệt. Chỉ có cách kiểm tra như vậy mới có thể cảm nhận, để biết nhựa cứng hay mềm, từ đó điều chỉnh nhiệt phù hợp và đưa ra thông số nhiệt độ”, thầy Tiên cho biết.


Mô hình máy ép khuôn nha

Được biết, tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm TP.HCM năm 2022 do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức, vượt qua nhiều thiết bị đã và đang ứng dụng trong đào tạo, mô hình máy ép khuôn nhựa được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao và xuất sắc giành giải nhì. Đánh giá về mô hình trên, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn (Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) khẳng định, máy ép khuôn nhựa đảm bảo các tiêu chí như: Tính sư phạm, phạm vi sử dụng rộng; có hàm lượng công nghệ cao; dễ sử dụng, dễ di chuyển… “Mô hình giải quyết cơ bản tình trạng thiếu thiết bị đào tạo thực hành không chỉ ở một mà nhiều mô đun, nhiều bộ môn. Việc đầu tư trang thiết bị thực hành được Nhà nước, các trường nghề quan tâm đầu tư, tuy nhiên không thể theo kịp doanh nghiệp. Vì vậy, việc thiết kế chế tạo những mô hình đào tạo ứng dụng công nghệ mới như thế này là rất đáng hoan nghênh, không chỉ tạo điều kiện cho người học thực hành, củng cố lý thuyết mà còn giúp tiết kiệm ngân sách”, PGS.TS Tuấn nói.

Bài, ảnh: T.Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)