Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thiết kế mô hình hỗ trợ dạy toán chu vi, diện tích hình phẳng (tiếp theo và hết)

Tạp Chí Giáo Dục

Vi s h tr ca mô hình “Nông tri vui v”, phn ln đi tưng kho sát đã có s tiến b trong vic ghi nh công thc và vn dng trong c tình hung không quen thuc. Dưi đây là thiết kế mô hình “Nông tri vui v”.

Gii thiu v mô hình

Bộ đồ dùng trò chơi gồm 89 hình vuông, mỗi hình có cạnh bằng 3cm, trong đó 24 hình vuông được gọi là “mảnh cỏ”, 60 hình vuông được gọi là “viên gạch”, 5 hình vuông gọi là “mảnh hoa”. 20 thanh gỗ có chiều ngang 3cm, tượng trưng cho hàng rào. 34 tấm gỗ có chiều ngang 3cm, tượng trưng cho tường gạch. 4 hình tam giác cân có hai cạnh bên dài 3cm được gọi là mảnh hoa. 1 tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 60cm x 40cm được gọi là tấm đất nông trại.

Các hot đng ca mô hình

Hoạt động khởi động: Giáo viên (GV) cho mỗi nhóm 5 phút để làm quen với bộ mô hình và tìm hiểu cách sử dụng thông qua việc xếp những mảnh cỏ và hàng rào thành những hình tùy ý. Sau đó, GV thu lại các mảnh ghép và chỉ để mỗi nhóm 10 mảnh cỏ và 10 thành hàng rào. GV phát phiếu học tập cho mỗi nhóm và bắt đầu tổ chức trò chơi cho học sinh.


Hình nh HS tham gia thc nghim

Hoạt động 1, xây dựng chuồng bò theo yêu cầu: Trồng bãi cỏ hình chữ nhật có chiều dài 3 mảnh cỏ, chiều rộng 2 mảnh cỏ. Dựng hàng rào quanh bãi cỏ có chiều dài 3 thanh gỗ, chiều rộng 2 thanh gỗ. Học sinh (HS) thực hiện yêu cầu trên mô hình. Sau đó, các nhóm thảo luận và tính số mảnh cỏ và thanh gỗ đã sử dụng rồi ghi kết quả vào phiếu học tập.

Hoạt động 2, mở rộng chuồng bò: Trồng thêm để bãi cỏ hình chữ nhật có chiều dài 6 mảnh cỏ, chiều rộng 4 mảnh cỏ. Dựng lại để hàng rào hình chữ nhật quanh bãi cỏ có chiều dài 6 thanh gỗ, chiều rộng 4 thanh gỗ. HS thực hiện yêu cầu trên mô hình. Lúc này, HS sẽ gặp khó khăn khi không đủ số lượng mảnh cỏ và thành hàng rào để dựng. Khi đó, GV yêu cầu HS tính chính xác số lượng mảnh cỏ và thanh hàng rào còn thiếu để nhận thêm từ GV. Khi nhận đủ số lượng, các nhóm HS tiến hành thực hiện mô hình theo yêu cầu và ghi kết quả vào phiếu học tập. GV hỏi riêng từng nhóm cách để tính được số mảnh cỏ và thanh gỗ.

Hoạt động 3, giả sử mở rộng bãi cỏ hình chữ nhật có chiều dài 10 mảnh cỏ, chiều rộng 8 mảnh cỏ. Tính số lượng mảnh cỏ cần dung. Dựng hàng rào hình chữ nhật quanh bãi cỏ có chiều dài 10 thanh gỗ, chiều rộng 8 thanh gỗ. Tính số lượng thanh gỗ cần dung. Các nhóm HS thảo luận để tìm kết quả và ghi vào phiếu học tập. Dựa trên kết quả của cả 3 hoạt động, GV dẫn dắt HS nhận ra những mảnh cỏ và những thanh hàng rào tượng trưng cho điều gì. Từ đây, HS nhận ra những mảnh cỏ tượng trưng cho diện tích của chuồng bò và những thanh hàng rào xung quanh tượng trưng cho chu vi của chuồng bò. GV chốt lại dựa trên kết quả HS tìm được để giúp các em khắc sâu kiến thức.

Hoạt động 4, xây nhà kho từ hình vẽ đã cho

Lát nền nhà kho có kích thước như hình vẽ. Tính số lượng viên gạch cần dung. Dựng tường xung quanh nhà kho như hình vẽ. Tính số lượng tấm gỗ cần dung. HS tính chính xác số lượng viên gạch và tấm gỗ cần dung và thông báo với GV để được nhận số lượng tương ứng. HS tiến hành dựng theo yêu cầu và ghi kết quả vào phiếu học tập. Sau khi hoàn thành, các nhóm báo cáo kết quả và đối chiếu với nhau. GV nhận xét. Hoạt động 5, trồng vườn hoa theo hình bên:

HS cần tính được số lượng mảnh hoa hình vuông và hình tam giác cần dung. GV đưa ra thử thách nếu chỉ có mảnh hoa hình vuông thì cần tổng cộng bao nhiêu mảnh hoa hình vuông để xây dựng được vườn hoa này. Các nhóm suy nghĩ trả lời. GV hỏi cá nhân từng nhóm về cách thực hiện. GV ghi nhận và cho HS thực hiện xây dựng vườn hoa theo yêu cầu. Củng cố: GV ôn lại nội dung về chu vi diện tích thông.

Thc nghim dy hc toán chu vi, din tích bng mô hình

Đối tượng nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát việc dạy học chủ đề toán chu vi, diện tích hình phẳng ở nhóm đối tượng là HS lớp 4/1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản với số lượng 27 em. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát khoa học, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm khoa học, nhóm các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. Phương tiện nghiên cứu: Để chuẩn bị cho việc thực nghiệm dạy học toán chu vi, diện tích bằng mô hình “Nông trại vui vẻ”, nhóm đã chuẩn bị những phương tiện như sau: 4 bộ mô hình “Nông trại vui vẻ”, các bài kiểm tra kiến thức, các phiếu thông tin, máy ảnh và điện thoại phục vụ cho việc chụp hình, quay phim. Kết quả nghiên cứu: Biểu đồ thể hiện kết quả hai lần thực nghiệm

* Ghi chú: Thực nghiệm lần 1: thực nghiệm trước khi sử dụng mô hình. Thực nghiệm lần 2: thực nghiệm sau khi sử dụng mô hình.

Kết luận: Sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm bộ mô hình học chu vi – diện tích, nhóm nghiên cứu đưa ra những kết luận như sau: Mô hình hỗ trợ dạy toán chu vi – diện tích đã đạt được mục đích ban đầu: HS hứng thú với việc học chu vi – diện tích, kết quả học tập các nội dung chu vi – diện tích do đề tài lựa chọn đã có sự tiến bộ đáng kể. Nhờ có mô hình, HS không còn nhầm lẫn giữa công thức tính chu vi, diện tích của một hình hoặc của các hình khác nhau, từ đó HS thực hiện các bài tập nhanh chóng và chính xác hơn, tạo ra sự hứng khởi khi học tập. Đề tài cơ bản đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra. Sản phẩm của đề tài đã tạo hứng thú học tập và nâng cao kết quả học tập cho HS. Bên cạnh đó, bộ mô hình hoàn toàn khả thi để sử dụng trong giờ học toán chu vi – diện tích và có thể được sử dụng với những bài học khác nhau có sự tương đồng. Sử dụng mô hình gắn với việc học toán đã làm cho giờ học toán trở nên sinh động, thú vị và mang lại những hiệu quả tích cực. Vấn đề thiết kế và tổ chức các phương tiện, hoạt động… tạo cơ hội cho HS được thao tác, trải nghiệm qua các môn học nói chung và môn toán nói riêng cần được sự quan tâm hơn của giáo viên, nhà giáo dục… để nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS hình thành và phát triển đầy đủ các năng lực, phẩm chất cần thiết.

* Tài liệu tham khảo

Tài liệu nước ngoài: Malloy Carol (1999), Mathematics teaching in middle school; Ahmad Fauzan (2002), Applying Realistic Mathematics Education (RME) in Teaching Geometry in Indonesian Primary Schools; TESS-India (2018), Elementary Mathematics – Using rich tasks: area and perimeter; S.M.Nikolski (1997), Từ điển Bách khoa phổ thông Toán học, NXB Đại từ điển bách khoa Nga, Moskva. Tài liệu trong nước: Bộ GD-ĐT (2016), Dự án phát triển giáo viên tiểu học,“Phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo mô hình trường học mới, (2016)”; Bộ GD-ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn toán; Lâm Thùy Dương – Trần Việt Cường (2018), “Vận dụng mô hình hóa toán học trong dạy học môn toán ở tiểu học”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt),  tr127-129; Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng;  Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (2017), Hội thảo quốc tế về Didactic Toán lần thứ 6 Actes du sixième colloque international en didactique des mathématiques, TP.HCM; Lê Ngọc Thiện – Sĩ Chương (2005), Từ điển Toán học Anh – Anh Việt, NXB Giao thông vận tải; Phạm Đình Thực (2010), Phương pháp dạy toán tiểu học, NXB Giáo dục. Giảng viên hướng dẫn nhóm: ThS. Nguyễn Ngọc Đan.

Bùi Lê Anh Phương, H Th Mai My,
Phan H
nh Trang, Bùi Ngc Phi,
Tôn Th
Bo Hân
(Sinh viên năm 3 Khoa Giáo dc Tiu hc,
Trư
ng ĐH Sư phm TP.HCM)

 

Bình luận (0)