Trước đây bệnh bướu cổ được coi là bệnh của người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhưng vài năm trở lại đây, bệnh bướu cổ được phát hiện nhiều ở vùng đồng bằng, thậm chí ở Hà Nội và TPHCM.
Theo TS Lương Ngọc Khuê, Phó cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), chỉ sau 3 năm kết thúc dự án mục tiêu quốc gia phòng chống bướu cổ, tình hình thiếu hụt i-ốt có xu hướng quay trở lại.
Khám cho bệnh nhân bị bướu cổ tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: T.Hưng
Thiết hụt i-ốt trên cả nước
Kết quả điều tra của dự án phòng chống thiếu i-ốt trong hai năm 2008-2009 cho thấy, năm 2005 tỉ lệ phủ muối i-ốt toàn quốc đạt hơn 93% thì nay chỉ còn 69,5%. Đặc biệt tại những địa phương như Hà Nội tỉ lệ sử dụng muối i-ốt giảm từ 99,8% xuống 25%; TPHCM tỉ lệ sử dụng muối i-ốt vốn đã thấp chỉ đạt 66,7% (năm 2005) thì nay chỉ còn 54,2%; khu vực đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 88,1% xuống 74,8%.
Kết quả điều tra của dự án phòng chống thiếu i-ốt trong hai năm 2008-2009 cho thấy, năm 2005 tỉ lệ phủ muối i-ốt toàn quốc đạt hơn 93% thì nay chỉ còn 69,5%. Đặc biệt tại những địa phương như Hà Nội tỉ lệ sử dụng muối i-ốt giảm từ 99,8% xuống 25%; TPHCM tỉ lệ sử dụng muối i-ốt vốn đã thấp chỉ đạt 66,7% (năm 2005) thì nay chỉ còn 54,2%; khu vực đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 88,1% xuống 74,8%.
Nguyên nhân của tình trạng trên theo ông Lương Ngọc Khuê là do từ năm 2006, phòng chống rối loạn thiếu i-ốt không còn là chương trình mục tiêu quốc gia mà chỉ là hoạt động thường xuyên của ngành y tế; các nguồn lực đầu tư cho hoạt động này cũng bị cắt giảm mạnh nên việc sử dụng muối i-ốt đang bị lãng quên ở nhiều địa phương.
Theo TS Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số bệnh nhân bướu cổ tới khám và điều trị tại viện đang có xu hướng tăng và chiếm đến gần 50% tổng số bệnh nhân. Cùng đó, tỉ lệ thiếu i-ốt ở thai phụ cũng đang ở mức báo động. Theo kết quả điều tra, có tới 44,6% thai phụ ở ba khu vực là miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ và TPHCM bị thiếu i-ốt từ trung bình đến nặng.
Do lười ăn muối i-ốt
Bác sĩ Lê Phong, Phòng Chỉ đạo chuyên khoa – Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết tỉ lệ sử dụng i-ốt sụt giảm cũng do nhận thức của người dân về tầm quan trọng của i-ốt với sức khỏe. Trong khi đó, nếu thiếu i-ốt sẽ gây những tác động khác nhau đối với mỗi độ tuổi. Ở trẻ em, thiếu i-ốt cho dù là thể nhẹ cũng làm giảm năng lực học tập, chậm phát triển trí tuệ, nói ngọng, đần độn…
Nguy hiểm hơn, khi thai phụ thiếu i-ốt sẽ dễ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc thai kém phát triển dẫn tới đứa trẻ sinh ra bị đần độn, hoặc có thể bị các khuyết tật bẩm sinh khác như liệt chân, nói ngọng, câm điếc, lé mắt… Người lớn thiếu i-ốt thì bị bướu cổ, tinh thần giảm sút, làm giảm tư duy sáng tạo và năng suất lao động thấp.
“Một trong những nguyên nhân cơ bản là do người dân thành thị ít ăn muối i-ốt mà thay thế bằng các loại hạt nêm, bột canh, nước tương… Mặc dù nhiều loại bột canh, hạt nêm cũng có i-ốt song thực tế hàm lượng i-ốt, giá trị vi chất dinh dưỡng trong sản phẩm chế biến bị giảm đáng kể” – ông Tiến nhấn mạnh.
Hiện chương trình phòng chống bướu cổ do Bộ Y tế chủ trì đang nghiên cứu đưa i-ốt vào nhiều loại sản phẩm ngoài muối như bột canh, nước mắm, nước tương… đạt hiệu quả phòng bệnh, giúp người dân có thêm nhiều chọn lựa trong việc sử dụng thực phẩm hằng ngày.
Theo TS Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số bệnh nhân bướu cổ tới khám và điều trị tại viện đang có xu hướng tăng và chiếm đến gần 50% tổng số bệnh nhân. Cùng đó, tỉ lệ thiếu i-ốt ở thai phụ cũng đang ở mức báo động. Theo kết quả điều tra, có tới 44,6% thai phụ ở ba khu vực là miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ và TPHCM bị thiếu i-ốt từ trung bình đến nặng.
Do lười ăn muối i-ốt
Bác sĩ Lê Phong, Phòng Chỉ đạo chuyên khoa – Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết tỉ lệ sử dụng i-ốt sụt giảm cũng do nhận thức của người dân về tầm quan trọng của i-ốt với sức khỏe. Trong khi đó, nếu thiếu i-ốt sẽ gây những tác động khác nhau đối với mỗi độ tuổi. Ở trẻ em, thiếu i-ốt cho dù là thể nhẹ cũng làm giảm năng lực học tập, chậm phát triển trí tuệ, nói ngọng, đần độn…
Nguy hiểm hơn, khi thai phụ thiếu i-ốt sẽ dễ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc thai kém phát triển dẫn tới đứa trẻ sinh ra bị đần độn, hoặc có thể bị các khuyết tật bẩm sinh khác như liệt chân, nói ngọng, câm điếc, lé mắt… Người lớn thiếu i-ốt thì bị bướu cổ, tinh thần giảm sút, làm giảm tư duy sáng tạo và năng suất lao động thấp.
“Một trong những nguyên nhân cơ bản là do người dân thành thị ít ăn muối i-ốt mà thay thế bằng các loại hạt nêm, bột canh, nước tương… Mặc dù nhiều loại bột canh, hạt nêm cũng có i-ốt song thực tế hàm lượng i-ốt, giá trị vi chất dinh dưỡng trong sản phẩm chế biến bị giảm đáng kể” – ông Tiến nhấn mạnh.
Hiện chương trình phòng chống bướu cổ do Bộ Y tế chủ trì đang nghiên cứu đưa i-ốt vào nhiều loại sản phẩm ngoài muối như bột canh, nước mắm, nước tương… đạt hiệu quả phòng bệnh, giúp người dân có thêm nhiều chọn lựa trong việc sử dụng thực phẩm hằng ngày.
Ngọc Dung (NLĐ)
Bình luận (0)