Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thiếu i-ốt sẽ ảnh hưởng gì?

Tạp Chí Giáo Dục

I-ốt có chứa nhiều trong những loại thực phẩm như: rong biển, hải sâm, mực, tôm, cá chim… Thiếu hụt i-ốt sẽ gây ra bệnh bướu cổ.
Giảm tỷ lệ bao phủ i-ốt
Mỗi năm, Bộ Y tế dành khoảng 6 tỉ đồng cho chương trình phòng chống thiếu hụt i-ốt, nhưng hiện vẫn có nguy cơ về thiếu hụt i-ốt. Mức độ bao phủ muối i-ốt phòng bệnh tại các tỉnh thành gần đây có xu hướng giảm.
Một trong những lý do khiến thiếu hụt i-ốt quan trọng đó là, nhiều địa phương cho rằng, dự án quốc gia phòng chống bướu cổ đã đạt được mục tiêu, nên không nhất thiết phải duy trì nữa. Trong khi các nhà dinh dưỡng nói "I-ốt là một vi chất, mà tự cơ thể chúng ta không tổng hợp được, nên cần phải bổ sung thường xuyên, lâu dài qua đường ăn uống".
Thiếu i-ốt sẽ ảnh hưởng ra sao?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, i-ốt là một vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, mặc dù với hàm lượng rất nhỏ, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ đang trong lứa tuổi sinh đẻ – hai nhóm này dễ có nguy cơ cao bị thiếu hụt chất i-ốt. Khi cơ thể bị thiếu hụt i-ốt sẽ dẫn đến mắc bệnh bướu cổ và tình trạng đần độn. Với bệnh bướu cổ, nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Còn tình trạng đần độn có thể xảy ra ngay từ khi em bé còn nằm trong bụng mẹ (nếu người mẹ mang thai bị thiếu hụt i-ốt trầm trọng).
 
Rong biển
Các bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM trình bày thêm về những ảnh hưởng sức khỏe có thể xảy ra một khi cơ thể thiếu hụt i-ốt như: làm chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, kém linh hoạt, các khuyết tật về thần kinh, suy giảm hoạt động chức năng hệ thần kinh, tâm thần…
Nhu cầu i-ốt cần cho mỗi người hằng ngày là khoảng 100 – 150 micrôgam; hơn 90% lượng i-ốt cơ thể có được là từ thực phẩm. Những thực phẩm có chứa
i-ốt như: rong biển, hải sâm, mực, tôm, cá… Hàm lượng i-ốt của thực phẩm ở các miền biển thường cao hơn miền núi. Vì thế, tình trạng thiếu i-ốt xảy ra nhiều ở người dân vùng miền núi là như vậy.  
Khánh Vy (Theo TNO)

Bình luận (0)