Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thiếu máu, thiếu sắt: Có nhiều nguyên nhân từ lành tính đến ác tính

Tạp Chí Giáo Dục

Đa số mọi người đều nghĩ thiếu máu là bệnh nhẹ, ăn uống bổ sung các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng sẽ điều trị được bệnh này. Nhưng thực chất, thiếu máu không phải là bệnh, nó là một hội chứng và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có cả các nguyên nhân từ lành tính đến ác tính.

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, là những bộ phận đảm trách nhiệm vụ vận chuyển ôxy đến các cơ quan. Vì vậy sẽ gây ra các hiện tượng thiếu máu ở da niêm, tim, phổi, thận, não… Lâu dần các cơ quan bị thiếu máu sẽ giảm chức năng, gây ra các bệnh như suy tim, thiếu máu não, suy thận.

Thiếu máu sẽ có các triệu chứng điển hình như: da xanh xao, nhợt nhạt, tim đập nhanh, hay hồi hộp, khó thở, chóng mặt, giảm tập trung… Những người thiếu máu mức độ nhẹ, hoặc cơ địa đã dần đáp ứng với tình trạng thiếu máu sẽ không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, thường chỉ phát hiện thông qua xét nghiệm kiểm tra.

Thiếu máu có nhiều mức độ, từ nhẹ, trung bình tới nặng. Những trường hợp thiếu máu nặng phải phát hiện và truyền máu kịp thời, điều trị nguyên nhân vì nguy cơ tổn thương vĩnh viễn các cơ quan trong cơ thể, trường hợp nặng có thể tử vong.

Thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau; nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất ở dân số Việt Nam là thiếu máu dinh dưỡng, đặc biệt là do thiếu sắt. Thiếu sắt không chỉ do chế độ ăn uống thiếu chất, mà còn do các nguyên nhân khác như: chảy máu kéo dài, hấp thu kém, cắt dạ dày, phụ nữ có thai, trẻ em tuổi dậy thì.

Vì vậy, điều trị thiếu máu thiếu sắt bao gồm cả chế độ ăn uống, vận động, bổ sung thêm sắt viên, truyền máu khi cần thiết; và quan trọng nhất là điều trị nguyên nhân chính như điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt, điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, đại tràng, diệt giun sán, phát hiện sớm ung thư.

Để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, chúng ta cần có chế độ ăn uống cân đối thịt, cá, trứng, sữa, tinh bột, rau củ quả. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ (thịt bò, trâu), hải sản, các loại rau xanh đậm như muống, dền, ngót. Bổ sung vitamin C tự nhiên như cam, chanh để sắt hấp thu dễ dàng. Chỉ uống thêm viên sắt khi có chỉ định của bác sĩ.

BV Q.Th Đc

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)