Nhu cầu nhân lực nghề bếp Việt
“khổng lồ” nhưng khả năng cung ứng hiện là con số nhỏ. Mới chỉ hơn 30% lao động
nghề bếp đã qua đào tạo, đa số vẫn thông qua tự học hoặc “nghề dạy nghề”.
“khổng lồ” nhưng khả năng cung ứng hiện là con số nhỏ. Mới chỉ hơn 30% lao động
nghề bếp đã qua đào tạo, đa số vẫn thông qua tự học hoặc “nghề dạy nghề”.
Ngày 21-10, Trường ĐH Sài Gòn
tổ chức hội thảo “Nhu cầu sử dụng và đào tạo nhân lực nghề bếp Việt tại
TP.HCM”, nhiều ý kiến cho rằng cần chú trọng nhiều hơn công tác đào tạo nguồn
nhân lực nghề bếp Việt để chuẩn hóa tay nghề người lao động.
tổ chức hội thảo “Nhu cầu sử dụng và đào tạo nhân lực nghề bếp Việt tại
TP.HCM”, nhiều ý kiến cho rằng cần chú trọng nhiều hơn công tác đào tạo nguồn
nhân lực nghề bếp Việt để chuẩn hóa tay nghề người lao động.
Tay nghề non yếu
Gần 20 năm nay, nguồn nhân lực
đầu bếp nước ta được đào tạo và trưởng thành từ hai môi trường là truyền nghề
vào trường bếp. Ông Lý Sanh (Hội đầu bếp chuyên nghiệp TP.HCM) nhận định,
phương thức truyền nghề chiếm phần đông đã góp phần tạo ra những đầu bếp tay
nghề cao, làm chuẩn được các món ăn truyền thống nhưng lại không trang bị được
khối kiến thức liên quan đến cách chế biến và bảo quản thực phẩm, vệ sinh an
toàn thực phẩm, hiểu biết về các loại hóa phẩm phụ gia, liều lượng được phép sử
dụng… Lực lượng học tại các trường nghề được trang bị tương đối đủ các kiến thức
về nghề bếp tuy nhiên lại phổ biến các khóa đào tạo ngắn hạn từ 3-6 tháng nên họ
còn yếu tay nghề. Bản thân đầu bếp lại ít quan tâm đến việc học tập cầu tiến do
đơn vị tuyển dụng chỉ chú trọng phần nấu ngon, mức lương và xem nhẹ những kiến
thức, khả năng hiểu biết liên quan. Giảng viên Nguyễn Như Bình (Khoa Quản lý
văn hóa – nghệ thuật, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM) đánh giá, thực tế người học sau
khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề bếp vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu tuyển
dụng. Từng người học có thể đạt các mức kiến thức tích lũy khác nhau nhưng nhìn
chung vẫn yếu về kiến thức ẩm thực và văn hóa ẩm thực. TS. Nguyễn Nhã (Trưởng đề
án Bếp Việt) cũng nêu thực tế: “Tôi từng chấm tốt nghiệp chứng chỉ đầu bếp Á,
Âu hay Việt. Nhiều thí sinh dù được trang bị khá thuần thục các kỹ năng chế biến
vẫn tỏ ra lúng túng khi được hỏi về các yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc của
từng bếp mỗi nước, trong đó có bếp Việt”. Cũng theo TS. Nhã, tình trạng lẫn lộn
Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, ta không ra ta gần như phổ biến ngay với
các đầu bếp chuyên nghiệp tài năng. Nguyên nhân quan trọng là việc đào tạo đầu
bếp Việt còn quá non trẻ. ThS. Võ Duy Lân (Khoa Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐH Sài
Gòn) cũng minh họa bằng những con số cụ thể, hiện tại TP.HCM, gần 70% người
hành nghề bếp do tự học và thông qua truyền nghề. Chỉ số ít còn lại có qua đào
tạo bài bản.
đầu bếp nước ta được đào tạo và trưởng thành từ hai môi trường là truyền nghề
vào trường bếp. Ông Lý Sanh (Hội đầu bếp chuyên nghiệp TP.HCM) nhận định,
phương thức truyền nghề chiếm phần đông đã góp phần tạo ra những đầu bếp tay
nghề cao, làm chuẩn được các món ăn truyền thống nhưng lại không trang bị được
khối kiến thức liên quan đến cách chế biến và bảo quản thực phẩm, vệ sinh an
toàn thực phẩm, hiểu biết về các loại hóa phẩm phụ gia, liều lượng được phép sử
dụng… Lực lượng học tại các trường nghề được trang bị tương đối đủ các kiến thức
về nghề bếp tuy nhiên lại phổ biến các khóa đào tạo ngắn hạn từ 3-6 tháng nên họ
còn yếu tay nghề. Bản thân đầu bếp lại ít quan tâm đến việc học tập cầu tiến do
đơn vị tuyển dụng chỉ chú trọng phần nấu ngon, mức lương và xem nhẹ những kiến
thức, khả năng hiểu biết liên quan. Giảng viên Nguyễn Như Bình (Khoa Quản lý
văn hóa – nghệ thuật, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM) đánh giá, thực tế người học sau
khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề bếp vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu tuyển
dụng. Từng người học có thể đạt các mức kiến thức tích lũy khác nhau nhưng nhìn
chung vẫn yếu về kiến thức ẩm thực và văn hóa ẩm thực. TS. Nguyễn Nhã (Trưởng đề
án Bếp Việt) cũng nêu thực tế: “Tôi từng chấm tốt nghiệp chứng chỉ đầu bếp Á,
Âu hay Việt. Nhiều thí sinh dù được trang bị khá thuần thục các kỹ năng chế biến
vẫn tỏ ra lúng túng khi được hỏi về các yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc của
từng bếp mỗi nước, trong đó có bếp Việt”. Cũng theo TS. Nhã, tình trạng lẫn lộn
Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, ta không ra ta gần như phổ biến ngay với
các đầu bếp chuyên nghiệp tài năng. Nguyên nhân quan trọng là việc đào tạo đầu
bếp Việt còn quá non trẻ. ThS. Võ Duy Lân (Khoa Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐH Sài
Gòn) cũng minh họa bằng những con số cụ thể, hiện tại TP.HCM, gần 70% người
hành nghề bếp do tự học và thông qua truyền nghề. Chỉ số ít còn lại có qua đào
tạo bài bản.
Đào tạo chuẩn hóa đội ngũ
Tâm lý e ngại của người học
do cho rằng nghề bếp không sang là một trong những nguyên do khiến cho nghề này
khó phát triển. Giảng viên Nguyễn Thị Trà Vinh (Khoa Văn hóa du lịch Trường ĐH
Sài Gòn) lí giải, học viên ngại chọn nghề đầu bếp do sợ sẽ phải làm việc cực nhọc,
trong môi trường không sạch sẽ, thậm chí không… sang. Người học đã ít, công tác
đào tạo nghề này tại một số nơi lại chưa tạo được dấu ấn về chất lượng. Theo bà
Vinh, đa số các đầu bếp Việt hiện nay đều ít được trang bị ngoại ngữ. Các cơ sở
đào tạo nghề bếp chưa tạo điều kiện cho người học phát huy hết khả năng, nhất
là chưa chú trọng dạy ngoại ngữ cho sinh viên. “Đầu bếp ngoài việc giỏi quản
lý, nấu ăn còn phải biết ngoại ngữ vì đây là lợi thế để người học tiếp cận với
cách dạy nấu ăn nước ngoài. Hiện lương hành nghề cao hay thấp cũng căn cứ vào
trình độ ngoại ngữ của người làm” – bà Vinh cho biết. TS. Nhã đặt vấn đề thay đổi
cách tuyển đầu vào đồng thời chú trọng công tác đào tạo bởi theo ông, hiện chất
lượng lao động không cao có phần do cách giáo dục, đào tạo không dựa vào sở trường,
sở thích của người học. Bên cạnh đó, cách giáo dục ở bậc phổ thông chưa tạo được
hứng thú, kích thích sáng tạo ở người học và thiếu chú trọng những kỹ năng chuẩn
bị vào đời.
do cho rằng nghề bếp không sang là một trong những nguyên do khiến cho nghề này
khó phát triển. Giảng viên Nguyễn Thị Trà Vinh (Khoa Văn hóa du lịch Trường ĐH
Sài Gòn) lí giải, học viên ngại chọn nghề đầu bếp do sợ sẽ phải làm việc cực nhọc,
trong môi trường không sạch sẽ, thậm chí không… sang. Người học đã ít, công tác
đào tạo nghề này tại một số nơi lại chưa tạo được dấu ấn về chất lượng. Theo bà
Vinh, đa số các đầu bếp Việt hiện nay đều ít được trang bị ngoại ngữ. Các cơ sở
đào tạo nghề bếp chưa tạo điều kiện cho người học phát huy hết khả năng, nhất
là chưa chú trọng dạy ngoại ngữ cho sinh viên. “Đầu bếp ngoài việc giỏi quản
lý, nấu ăn còn phải biết ngoại ngữ vì đây là lợi thế để người học tiếp cận với
cách dạy nấu ăn nước ngoài. Hiện lương hành nghề cao hay thấp cũng căn cứ vào
trình độ ngoại ngữ của người làm” – bà Vinh cho biết. TS. Nhã đặt vấn đề thay đổi
cách tuyển đầu vào đồng thời chú trọng công tác đào tạo bởi theo ông, hiện chất
lượng lao động không cao có phần do cách giáo dục, đào tạo không dựa vào sở trường,
sở thích của người học. Bên cạnh đó, cách giáo dục ở bậc phổ thông chưa tạo được
hứng thú, kích thích sáng tạo ở người học và thiếu chú trọng những kỹ năng chuẩn
bị vào đời.
Mô hình đào tạo nghề bếp Việt
từ xa qua mạng cũng đã được nhiều đại biểu đề cập như một hướng mở nhằm giải
quyết nhu cầu nhân lực. “Đào tạo được một đầu bếp giỏi đã khó, một đầu bếp giỏi
nắm vững bản sắc Việt càng khó. Song muốn bếp Việt sánh vai với các nền ẩm thực
thế giới thì không thể không quan tâm đến việc đào tạo đầu bếp giỏi nắm vững bản
sắc Việt, như là điều kiện tiên quyết” – TS. Nhã nhấn mạnh.
từ xa qua mạng cũng đã được nhiều đại biểu đề cập như một hướng mở nhằm giải
quyết nhu cầu nhân lực. “Đào tạo được một đầu bếp giỏi đã khó, một đầu bếp giỏi
nắm vững bản sắc Việt càng khó. Song muốn bếp Việt sánh vai với các nền ẩm thực
thế giới thì không thể không quan tâm đến việc đào tạo đầu bếp giỏi nắm vững bản
sắc Việt, như là điều kiện tiên quyết” – TS. Nhã nhấn mạnh.
Bài, ảnh: Mê Tâm
Bình luận (0)