Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thịt chó chữa yếu sinh lý

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đây là món ăn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh như bụng trướng, phù thũng, liệt dương, di tinh, tiểu đêm, đại tiện lỏng nát…

Thịt chó rất giàu dinh dưỡng, chứa 13,5 – 20,9% protit, 13 – 28,6% lipit, 16% canxi, 13% phốt pho, 1% sắt… cung cấp 348 calo trong 100g. Theo y học cổ truyền, thịt chó vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, thuộc vào loại thực phẩm ôn dưỡng, cường tráng.
Thịt chó thường được dùng để chữa chữa các chứng như lưng đau gối mỏi, chân tay lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi vô lực, ngực bụng trướng đầy, phù thũng, tai ù, tai điếc, yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, di niệu, tiểu đêm nhiều lần, đại tiện lỏng nát… các vết thương, vết loét lâu liền.
Xuất tinh sớm: Thịt chó 1kg, hoài sơn 60g, kỷ tử 60g, nước luộc gà 1 lít, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Thịt chó thái miếng, ướp gừng và gia vị rồi xào qua; hoài sơn và kỷ tử rửa sạch tất cả cho vào nồi hầm nhừ với nước luộc gà, chế thêm một chút rượu vang, ăn nóng. Công dụng: Tư bổ can thận, ích tinh dưỡng huyết, dùng để bồi bổ cơ thể suy nhược, lưng đau gối mỏi, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, đầu choáng mắt hoa, thị lực giảm sút.
Liệt dương, di tinh: Thịt chó 250g, gừng tươi 20g, thỏ ty tử 15g, phụ tử chế 12g, gia vị vừa đủ. Thịt chó thái miếng, ước nước gừng rồi xào qua với dầu ăn, sau đó đem hầm với phụ tử chế và thỏ ty tử, chế đủ gia vị ăn nóng. Công dụng: Ôn tỳ, ấm thận, chữa các chứng tay chân lạnh giá, đau bụng và đầy bụng do lạnh, đi lỏng, di niệu, liệt dương, di tinh, đau nhức xương khớp.
Vô sinh, giảm ham muốn: Thịt chó 250g, tiên mao 15g, dâm dương hoắc 15g. Thịt chó rửa sạch, thái miếng, tiên mao và dâm dương hoắc sắc kỹ lấy nước rồi cho thịt chó vào hầm thật nhừ, khi được chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Kiện tỳ ích vị, bổ thận, ôn dương, sinh tinh, dùng thích hợp cho nam giới muộn con có biểu hiện suy giảm ham muốn tình dục, tinh lạnh và loãng, lưng gối đau lạnh, mệt mỏi, tiểu đêm nhiều lần…
Lưu ý: Vì thịt chó tính ôn nhiệt nên những người bị bệnh thuộc thể âm hư nội nhiệt (gầy, nóng trong, lòng bàn tay và bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…) bị cảm mạo phát sốt, bị bệnh nhiệt ho có đờm và bị hen suyễn thì không nên dùng.
Theo BS Xuân Mai (Hội Đông y Việt Nam)
Kienthuc.net.vn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)