Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thơ ca nuôi dưỡng tâm hồn học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Thơ ca nuôi dưỡng tâm hồn học sinh - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Thơ ca nuôi dưỡng tâm hồn học sinh Audio

Đ hc sinh mê thơ và thích đc sách, tác gi cn chú ý đến tiêu chí ngn gn, d hiu, d nh. Trong tác phm, tác gi cũng nên đưa nếp sng, yếu t văn hóa vào đ hc sinh đưc tiếp cn, khai thác.

Các nhà thơ có tác phẩm in trong sách giáo khoa chia sẻ về cách sáng tác bài thơ hay

Đó là chia sẻ của các nhà thơ trong tọa đàm “Vần điệu thi ca dưới mái trường” do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam năm 2025. Tọa đàm là dịp để học sinh, giáo viên lắng nghe, chia sẻ cùng tác giả có tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường.

Mang tính giáo dc cao

Nhà thơ Trần Quốc Toàn là tác giả đã có 9 tác phẩm được đưa vào các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 lên tới lớp 5 như: “Nấu bữa cơm đầu tiên”, “Mẹ và cô”, “Buổi sáng đi học”… Trong đó, bài “Mẹ và cô” được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 (tập 2) được nhiều học sinh yêu thích vì ngắn gọn, dễ nhớ. Lời bài thơ “Mẹ và cô”: “Buổi sáng bé chào mẹ/ Chạy đến ôm cổ cô/ Buổi chiều bé chào cô/ Rồi sà vào lòng mẹ/ Mặt trời mọc rồi lặn/ Trên đôi chân lon ton/ Hai chân trời của con/ Là mẹ và cô giáo”. Bài thơ ấy dễ nhớ, dễ học. Chỉ cần nghe qua chỉ 1-2 lần là học sinh có thể nhớ. Với cách sáng tác như thế cùng với việc thường xuyên tặng sách cho các trường học, nhà thơ Trần Quốc Toàn đã góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong nhà trường.

Theo nhà thơ Trần Quốc Toàn, văn chương mang một sức mạnh vô hình có thể giúp các em học sinh tưởng tượng phong phú. Ngoài ra, nếu không có thơ ca, văn chương con người không thể tự do thay đổi, hình tượng hóa những quy luật bất biến của cuộc sống. Ví dụ như trong khoa học, chắc chắn mặt trời không thể mọc trên đôi chân lon ton. Nhưng trong thơ ca thì hoàn toàn có thể như câu: “Mặt trời mọc rồi lặn/ Trên đôi chân lon ton/”. “Vì điều đó tôi luôn tìm mọi cách để đem thơ ca, văn chương đến với các em thiếu nhi. Vì qua những bài thơ ngắn gọn cũng chứa đựng biết bao nếp sống, nét văn hóa đẹp, đặc trưng của người Việt bên trong nó”, nhà thơ Trần Quốc Toàn chia sẻ.

Nhà thơ Trần Quốc Toàn cho rằng, để học sinh mê thơ và thích đọc sách, tác giả sáng tác cần chú ý đến tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong tác phẩm, tác giả cũng nên đưa nếp sống, yếu tố văn hóa vào để học sinh được tiếp cận, khai thác”.

Học sinh giao lưu cùng nhà thơ Trần Quốc Toàn tại tọa đàm

Nhà thơ Huệ Triệu cũng có bài “Cảm xúc Trường Sa” được in trong sách giáo khoa lớp 4 (bộ Kết nối tri thức và cuộc sống). Nhà thơ Huệ Triệu cho rằng bản thân thơ ca, văn chương đã có nhiều giá trị tích cực. Nếu được chọn lọc đúng đắn để đưa vào nhà trường thì lúc này chúng còn có chức năng bồi đắp cho thế giới tinh thần của trẻ nhỏ, đưa chúng khám phá những miền đất xa lạ để mở mang thêm nhiều kiến thức.

Nhà thơ Lệ Bình – tác giả có hai bài thơ “Tia nắng hạt mưa” và “Thành phố mười mùa hoa” cho rằng, khi đưa tác phẩm thơ vào sách giáo khoa cần có sự chọn lọc, không chỉ hay về mặt nội dung mà còn yêu cầu về tính thẩm mỹ. Nếu đưa tác phẩm còn nhiều tranh cãi sẽ ảnh hưởng đến tâm hồn học sinh. “Có rất nhiều bài thơ hay, nội dung mang tính giáo dục cao được đưa vào sách giáo khoa. Đây là điều đáng mừng vì những tác phẩm ấy sẽ là nền tảng để hướng các em đến chân thiện mỹ và là chìa khóa để các em bước vào đời”, nhà thơ Lệ Bình bày tỏ.

Nhà thơ Lệ Bình nhắn nhủ đến học sinh: “Ngay từ nhỏ các em hãy cố gắng giữ trong mình tình yêu với văn chương để làm sao tình yêu đó ngày một mãnh liệt trở thành đốm lửa soi đường cho tương lai của mình”.

Đc nhiu s viết hay

Tác giả Thục Linh – người có bài “Thuyền trưởng và bầy ong” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 1 (bộ Chân trời sáng tạo) ví von rằng, việc viết và đọc của các nhà văn, nhà thơ cũng giống như việc chơi trò chơi điện tử của các em bây giờ.  Chúng ta phải làm sao để các em thấy thích thú với chữ nghĩa hoặc khi hoàn thành xong một cuốn sách. Điều này cũng giống như việc có thể vượt qua được một thử thách trong trò chơi. Ví dụ, khi đọc “Harry Potter”, các em có thể tưởng tượng hóa thân thành cậu bé Harry Potter, đột nhập vào nhà ngục Azkaban, cũng giống như khi nhập vai vào một nhân vật trong game. “Khi các em đọc sách nhiều thì sẽ có kỹ năng dùng từ ngữ, gieo vần hay, hợp lý. Khi đó chúng ta có thể viết thư cho người mình thích một cách dễ dàng hơn”, tác giả Thục Linh cho biết.

Em Bảo Anh (học sinh Trường Tiểu học Khai Minh) chia sẻ: “Đây là lần đầu em được gặp mặt trực tiếp nhiều tác giả của những bài thơ mà bạn hay ngân nga đọc trong lớp. Trong đó bài “Thuyền trưởng và bầy ong” của tác giả Thục Linh là tác phẩm trong sách giáo khoa mà em thích nhất. Ở hai tác phẩm này, em thấy được một tuổi thơ vui vẻ của nhân vật và tác giả đã dùng nhiều biện pháp so sánh thú vị để mô tả thiên nhiên, con người như câu thơ: “Nắng quánh vàng như mật”.

Anh Nguyễn Nhật Linh (phụ huynh) cho rằng, để học sinh đam mê văn chương, phụ huynh nên đồng hành với con. Như tôi, tôi ngồi đọc và viết cùng con, cho bé viết những câu văn, thơ đơn giản, rồi tiếp tục gợi ý để con triển khai thêm từ những ý tưởng ban đầu. Và cần nhớ viết nhiều chưa chắc là tốt và hay mà cần phải biết viết thế nào cho đúng, cho đủ”.

Thúy Kiu

Bình luận (0)