Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thơ đang mất dần chỗ đứng trong giới trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

T lâu, nhng vn thơ đy cm xúc, đy màu sc tr tình đã làm say lòng không biết bao nhiêu thế h ngưi yêu thơ. Nhưng theo s đi thay ca thi gian và s phát trin chóng mt ca nhiu loi hình gii trí, thơ đã không còn hp dn và tr nên phai nht dn trong lòng mt b phn ngưi tr.


Rt ít bn tr, sinh viên tìm đến thơ ti các hi sách

Thơ đang gp khó

Hơn 10 năm về trước, mặc dù sống giữa bao bộn bề nỗi lo toan nhưng các bạn trẻ sinh viên học sinh luôn dành cho mình một góc riêng tâm hồn – đó là những trang thơ tự sáng tác. Họ viết như một sự tỏ bày lòng mình với một phong cách riêng, góp phần hình thành diện mạo của các cây bút trẻ thành phố.

Những lần đến các ký túc xá ĐHSP, ĐHBK, ĐH Cần Thơ… vào buổi tối, người viết bài từng chứng kiến nhiều “sự kiện” vui. Cả chục sinh viên ngồi xung quanh căn phòng ngâm thơ, bình thơ vui vẻ. Nhiều bạn sinh viên cho rằng những lúc ngồi lại với nhau như thế này mới cảm thấy thật thú vị, bao buồn phiền lo toan như tan biến. Thơ trẻ không đi vào sự triết lý, không sa vào những chiêm nghiệm mà để tâm hồn trải rộng theo những câu chữ bình dị, gần gũi gắn liền với quê hương, với kỷ niệm thật cảm động hoặc hài hước cũng không kém. Nhiều CLB sáng tác thơ văn nội bộ của trường ĐHSP, ĐH KHXH&NV, ĐH Luật, ĐH Cần Thơ, ĐH Kinh tế… nối tiếp nhau ra đời. Nhiều CLB tổ chức đêm giao lưu tự giới thiệu thơ thật xôm tụ. Được thầy cô tạo mọi điều kiện, những đêm thơ mang tính nội bộ này lúc nào cũng đông khán giả.

Đã từng có một thời thơ rất phổ biến và được nhiều người yêu thích. Cách đây một khoảng thời gian không lâu thơ đã từng được biết bao thế hệ sinh viên, học trò nắn nót chép vào từng quyển lưu bút để chuyền tay nhau. Tuy nhiên, hiện tại, rất hiếm có những bạn trẻ thật sự yêu thơ và quan tâm đến thể loại này.

Theo sự phát triển của internet, sự trỗi dậy của mạng xã hội, thơ đang mất dần chỗ đứng. Dạo một vòng quanh những trang diễn đàn của các trường học, thật dễ nhận thấy chủ đề được giới trẻ quan tâm hàng đầu là các câu chuyện về hotboy, hotgirl, idol… hiếm lắm mới gặp một bài thơ post lên được các thành viên trong diễn đàn bình luận. Không nói đến việc làm thơ, bình phẩm thơ, đối với một số bạn trẻ, chỉ việc đọc những bài thơ trong sách giáo khoa cũng là một công việc nặng nề và bị ép buộc lắm mới học.

Có thể nói, so với các thế hệ cha anh “vừa làm thơ vừa đánh giặc”, các nhà thơ trẻ hôm nay có nhiều điều kiện thuận lợi như đời sống vật chất ít vất vả hơn, tiếp xúc với công nghệ thông tin dễ dàng hơn nhưng ngược lại phải đối mặt với một xã hội công nghiệp lạnh lùng hơn, với những con người thực dụng hơn, trong khi thi ca không còn nhẹ nhàng chỉ thực hiện nhiệm vụ cổ xúy hay tuyên truyền mà công chúng nghiêm túc đòi hỏi ở các nhà thơ trẻ phải có những đột phá mới mẻ mang hơi thở thời đại…

Nguyên nhân thơ không còn đưc ưa chung?

Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với đạo diễn Lê Hoàng và nhà thơ Nguyễn Phong Việt để cùng bàn luận về lý do thơ ca – một loại hình nghệ thuật mang tính sáng tạo và nhân văn nhưng lại gặp khó khăn trong việc thương mại hóa tiếp cận thị trường, nhất là giới trẻ.

Đạo diễn Lê Hoàng chia sẻ: “Với tư cách một người yêu văn học, tôi thấy thơ có giá trị lắm. Hồi bé mình học trong trường với những câu thơ vang đi vang lại. Một người giáo viên giỏi là người luôn dùng thơ để dẫn chứng. Thơ có giá trị là điều chắc chắn, không có gì phải nghi ngờ và nhà thơ cũng tương tự như vậy. Không người Việt Nam nào mà không thuộc thơ”.


Nhà thơ Nguy
n Phong Vit giao lưu thơ cùng hc sinh Trưng THPT chuyên Quang Trung, Đng Xoài, Bình Phưc

Nhà thơ Nguyn Phong Vit cho hay: “Có th thy, thơ là phương tin biu đt cm xúc tinh tế và sâu sc nhưng ngày nay thưng không thu hút đưc s quan tâm ln vi công chúng như các loi hình ngh thut khác như âm nhc, đinh… Đ thi ca gi đưc s trưng tn, bên cnh vic thay đi đnh kiến đc gi v thơ mà chính nhà thơ cũng cn thay đi cách thc sáng to, phù hp vi xu hưng thi đi hin nay”.

Tuy thơ ca Việt Nam mang nhiều giá trị nghệ thuật và đi vào lòng người là vậy nhưng hiện nay số lượng bán ra lại rất ít, thậm chí các hiệu sách in thơ để bán cũng không nhiều. Giải thích về việc các tập thơ khó bán chạy, nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho rằng nguyên nhân một phần đến từ định kiến của người Việt Nam. “Chúng ta vẫn hay nói những bạn trẻ đọc thơ là người sống không thực tế, khá sến súa và bay bổng nên trong suy nghĩ mặc định của nhiều người rằng khi đi mua và đọc thơ đồng nghĩa không được bình thường. Ngoài ra, tôi nghĩ những quyển sách thơ của chúng ta chưa chạm được đến cảm xúc số đông. Lỗi đầu tiên thuộc về người viết thơ. Chúng ta không viết được những câu thơ hay, những câu thơ chạm đến cảm xúc của mọi người như là những thế hệ của những bậc tiền bối trong làng thi ca Việt Nam như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính…”.

Lý giải cụ thể về việc các nhà thơ trẻ hiện nay ít chạm đến cảm xúc số đông vì hầu hết các tác giả chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng thiểu số yêu thi ca. “Tôi nghĩ có lẽ những nhà thơ Việt Nam hiện đại không nghĩ đến độc giả số đông. Đôi khi họ nghĩ quá nhiều đến sự sáng tạo cá nhân. Tương tự việc chúng ta hay nói về sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho thị trường với sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho nghệ thuật, cho những người chuyên môn thì tôi nghĩ rõ ràng là thơ ca bây giờ phục vụ cho thiểu số nhiều hơn đa số”, nhà thơ Nguyễn Phong Việt nêu quan điểm.

Đồng tình với nhà thơ Nguyễn Phong Việt, đạo diễn Lê Hoàng khẳng định giữa muôn vàn sự giải trí nếu mọi người không chọn thơ thì bản thân nhà thơ nên xem xét lại bản thân mình. “Một sản phẩm có giá trị chỉ khi được xã hội công nhận. Đôi khi sự công nhận không đo bằng tiền và cũng không ngay hôm nay. Nhưng nếu đến 100 năm sau mà sản phẩm cũng không được công nhận thì vô nghĩa. Tuy chúng ta không thể mang những thước đo đấy áp vào nghệ thuật, nhưng dù sao vẫn nên có thước đo chuẩn mực đấy”.

Theo đạo diễn Lê Hoàng, đã từ nhiều năm nay, số lượng thơ bán ra không còn tích cực như trước vì lỗi lớn nhất chính là thơ ca xa rời các vấn đề xã hội. Đồng suy nghĩ đó, nhà thơ Nguyễn Phong Việt tâm sự: “Tôi nghĩ số lượng nhà thơ có thể bán được sách bây giờ không quá 10 ngón tay vì chúng ta không đáp ứng đúng nhu cầu người đọc. Bản thân người làm thơ phải thay đổi tư duy sáng tạo, bắt kịp xu hướng của độc giả”.

Công Sơn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)