Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thơ Tùng Thiện Vương – trăng sáng vẫn còn soi

Tạp Chí Giáo Dục

Thơ Tùng Thiện Vương – trăng sáng vẫn còn soi - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Thơ Tùng Thiện Vương – trăng sáng vẫn còn soi Audio

Xin mưn ý t câu thơ “Thiên M, Thánh Duyên trăng vi sóng” (Tiến Sng đình ba Thiên M nguyt) trong bài “Tuyt bút” ca Tùng Thin Vương Miên Thm đ đt nhan đ cho bài viết này. Ng ý mun nói rng, tri qua bao năm tháng, tiếng thơ ca Tùng Thin Vương vn còn sng mãi trong lòng đc gi.

Bút tích Tùng Thiện Vương

Đánh giá về tài năng của Tùng Thiện Vương, dân gian (có ý kiến cho rằng đây là lời bình của vua Tự Đức) từng có lời truyền:“Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán; Thi đáo Tùng, Tuy bất Thịnh Đường”. Hai câu này có nghĩa là văn được như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát thì trước đời Hán cũng không tìm thấy ai; Thơ đạt được bằng Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương thì đời Thịnh Đường cũng không có. Hai câu đối này ngụ ý khen tài năng văn thơ của bốn vị thời Nguyễn, trong đó có Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.

Tiếng thơ giàu lòng nhân ái

Tùng Thiện Vương (1819-1870) là con trai vua Minh Mạng. Ông là nhà thơ lớn, là “nguyên súy” của hội thơ Mạc Vân thi xã dưới triều đại nhà Nguyễn. Ông là vị hoàng thân đã trải qua 3 đời vua, gồm Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt được phong Tùng Quốc công, Tùng Thiện công vào các năm 1839, 1854. Đến năm 1936, đời vua Bảo Đại, ông được truy phong tước hiệu Tùng Thiện Vương.

Trong lời giới thiệu của cuốn “Thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm” (Lương An tuyển chọn, giới thiệu, NXB Thuận Hóa, Huế, 1994) có viết về Tùng Thiện Vương: “Là một con người xuất thân từ tầng lớp quý tộc song đã sống trọn vẹn, với bao nhiêu suy nghĩ, dằn vặt, đau xót trong một giai đoạn lịch sử rất rối ren của đất nước”. Dưới triều Nguyễn, các vị hoàng thân như ông không được phép thi cử, làm quan. Vì vậy, “mặc dù ông rất thương cảnh đất nước suy yếu, dân chúng lao động khổ cực nhưng ông không thể làm gì được. Ông chỉ có thể gửi gắm tâm sự của mình qua các bài thơ miêu tả dân chúng lầm than, quan lại tham nhũng, nỗi lo lắng vận mệnh đất nước…”. Ngày nay đọc thơ của ông, chúng ta thấy hiện lên tấm lòng nhân ái với dân, với nước. Ở tập “Ngộ ngôn” (gồm 14 quyển), thơ ông “chen lấn cái hồn nhiên, cái vô tư chưa mất đi của tuổi trẻ, là những nỗi buồn giận trước cảnh dân chúng bị quan lại cường hào áp bức bóc lột” (Mại trúc dao, Cụ phong hành, Kim hộ thán…); hoặc “bày tỏ những băn khoăn, dằn vặt trước bao nhiêu ngang trái trong xã hội và cuộc đời vô thường” (Đông viên hoa, Phế trạch hành…). Hãy đọc lại các câu sau: “Rừng hoang vang tiếng cú/ Gió bấc xé rách da/ Sông dài nước chảy xiết/ Phương tây ánh chiều tà/ Trần truồng lặn xuống tận đáy sông/ Chết cứng giây lâu mới lại hồn/ Gạt cát tìm vàng từng mụn nhỏ…” (Lời than nhà mò đãi vàng, Trần Thanh Mại dịch) mới cảm hết cái cảnh lầm than của dân chúng phải đổi cả mạng để đem cái phú quý, xa hoa đến cho giới thượng lưu, quý tộc biết nhường nào!

Sự kiện nghĩa sĩ Cần Giuộc công đồn giết giặc Pháp được Nguyễn Đình Chiểu điếu tế trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” cũng được ông cảm kích qua bài thơ thất ngôn bát cú với tấm lòng ngưỡng mộ xiếc bao. Bài thơ này được cụ Nguyễn Quảng Tuân dịch như sau: Lại đọc bài văn điếu nghĩa binh,/ Tin đưa, biên giới bỏ thân mình./ Lời nôm nào kém văn Manh Tả,/ Ca khúc đâu thua điệu Khuất Bình./ Gươm gỗ, cờ sào bền mấy độ,/ Vượn kêu, hạc oán trải bao tinh./ Nhà nho ngòi bút dùng đâm giặc,/ Báo đáp ân vua, thảm thiết tình (Độc Nguyễn Đình Chiểu điếu nghĩa dân trận tử quốc ngữ văn).

Sự tinh tế, bút pháp tài hoa, phá vỡ quy phạm thi pháp trung đại, cùng với mỹ cảm hiện đại đã đem đến cho Tùng Thiện Vương những câu thơ tuyệt tác. Trong đó phải kể đến bài “Bất mị, tuyệt cú” (Lương An dịch): Canh tư, trà nhạt, sợi hương chìm/ Thấy việc, già suy, dạ khó yên/ Hạt sáng hoa đèn soi chẳng ngủ/ Nằm nghe tiếng mọt nghiến trong đêm. Đọc bài thơ này mà chúng ta cứ ngỡ như đang thấy chàng thi sĩ thơ mới Huy Cận ngồi đếm mưa rơi, ngỡ như thiên tài âm nhạc Trịnh Công Sơn nằm nghe tiếng đêm để thấy ta là thác đổ…

“Thi đáo Tùng, Tuy tht thnh Đưng”

Theo tài liệu lịch sử, Tùng Vân thi xã hay Mạc Vân thi xã là tên gọi một tao đàn thơ văn do hai anh em Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm và Tuy Lý Vương Nguyễn Phúc Miên Trinh thời nhà Nguyễn đồng sáng lập. Quá trình thành lập phủ Tùng Thiện Vương có thể kể bắt đầu sau khi ông hoàng Miên Thẩm được phong tước Tùng Quốc Công.

Về thành phần, người đứng đầu thi đàn này là Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, còn được gọi là “Tao đàn nguyên súy”. Người em là Tuy Lý Vương Miên Trinh tham gia điều hành. Tùng Thiện Vương là người nổi tiếng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng. Giai thoại kể lại rằng: Có người đem thơ của các thi gia trong thi xã gom lại in thành tập gọi là “Tùng Vân thi thoại” và gửi cho Cao Bá Quát (lúc ấy vừa đến Huế làm quan). Xem xong, thi sĩ họ Cao bịt mũi kêu lên: “Chán cho cái mũi vô duyên/ Câu thơ Thi Xã, con thuyền Nghệ An”. Câu giễu cợt của Cao Bá Quát khiến các danh sĩ của Tùng Vân thi xã nổi giận. Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương không để bụng do mến tài Chu Thần, vẫn tìm cách giao thiệp. Cao Bá Quát sau đó đã bằng lòng vào Tùng Vân thi xã. Vì vậy mà Tùng Vân thi xã tập hợp được nhiều danh sĩ đương thời như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Trương Đăng Quế, Phạm Phú Thứ, Vũ Đức Nhu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đăng Giai… và nhiều hoàng thân anh em của Tùng Thiện Vương. Năm 1870, Tùng Thiện Vương qua đời, Tùng Vân thi xã được Tuy Lý Vương tiếp tục duy trì. Đến năm 1883, xảy ra biến, Tuy Lý Vương bị đày vào Quảng Ngãi. Tùng Vân thi xã từ đó cũng tan rã. Câu đánh giá của người đời “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán/ Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”có lẽ cũng từ đóng góp hoạt động của tổ chức này mà ra.

Cho đến cui đi, tư tưng ca Tùng Thin Vương ch yếu vn là tư tưng mt nhà nho chân chính, biết yêu dân yêu nưc, biết trau di đo đc và có lòng t trng, đc khiêm nhưng ca hin triết Á Đông. Trăn tr trưc khi t giã cõi đi, Tùng Thin Vương trút ni lòng qua bài thơ “Tuyt bút”: L m hc đo na đi ngưi/ Trút dép, đưng đi mi rõ mưi/ Thiên M, Thánh Duyên trăng vi sóng/ Bóng rng hương nưc có còn ai?

Về quan niệm sáng tác, Tùng Thiện Vương có những nhận xét về thơ cực kỳ tiến bộ. Trong bài “Viễn tứ”, ông viết: Nghĩ nhớ xa xôi bởi tự đâu/ Mà nằm thao thức suốt canh thâu/ Lao xao trận gió rung cây lá/ Thánh thót làn mưa giọt mái lầu/ Gươm sắc vẻ trơn han tựa cũ/ Thơ hay ý chớ lộ ra câu/ Trước nay kẻ sĩ không may mắn/ Luyến tiếc xưa thêm óc rối mù. Thật đúng vậy, thơ hay thì ý phải ở ngoài lời, “ý tại ngôn ngoại” mà làm nên sự hàm ý, sâu sắc.

Cho đến cuối đời, tư tưởng của Tùng Thiện Vương chủ yếu vẫn là tư tưởng một nhà nho chân chính, biết yêu dân yêu nước, biết trau dồi đạo đức và có lòng tự trọng, đức khiêm nhường của hiền triết Á Đông. Trăn trở trước khi từ giã cõi đời, Tùng Thiện Vương trút nỗi lòng qua bài thơ “Tuyệt bút”: Lờ mờ học đạo nửa đời người/ Trút dép, đường đi mới rõ mười/ Thiên Mụ, Thánh Duyên trăng với sóng/ Bóng rừng hương nước có còn ai?

“Với hành trang tư tưởng ấy, trong hoàng tộc Nguyễn cũng như trong giới sĩ phu lúc bấy giờ, ông luôn luôn được tin yêu, kính trọng, cảm phục và thơ ông cũng ngày càng có giá trị cao hơn” (Thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Lương An tuyển chọn, giới thiệu, NXB Thuận Hóa, Huế, 1994, tr.14).

Trn Nhân Trung

Bình luận (0)