Ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – đã chia sẻ điều này tại Kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX, diễn ra ngày 9-7.
Ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – báo cáo công tác chuẩn bị năm học 2020-2021 tại Kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX, diễn ra ngày 9-7
Giúp học sinh chủ động tự học trực tuyến
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học. Để đảm bảo việc học tập cho các em học sinh, Sở GD-ĐT đã sớm phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM tổ chức dạy học qua truyền hình, trực tuyến, bằng việc phát các bài dạy theo chủ đề cho học sinh khối lớp 5, 9 và lớp 12 để ôn tập, củng cố kiến thức với hơn 150 tiết.
Ngành học mầm non cũng thực hiện đẩy mạnh ghi hình các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, gửi về cho phụ huynh qua các ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông và mạng xã hội, khuyến khích phụ huynh tổ chức cho trẻ thực hành các bài tập, trò chơi.
Việc dạy học trực tuyến thực hiện trong thời gian giãn cách xã hội bởi đội ngũ giáo viên nỗ lực triển khai theo kế hoạch dạy học, nội dung tinh giản theo chủ đề, chủ điểm, đa dạng hình thức tổ chức, có gải pháp phù hợp với mỗi đối tượng học sinh.
Kết quả, 88% học sinh tiểu học và trung học tham gia học trực tuyến, riêng khối 12 đạt hơn 98%. Những học sinh gặp khó khăn, không đảm bảo được học trực tuyến được nhà trường quan tâm tổ chức phụ đạo trực tiếp sau khi đi học trở lại.
Từ kết quả này, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD-ĐT – cho biết: “Sau khi kết thúc giãn cách, ngành giáo dục tiếp tục duy trì hình thức dạy học qua truyền hình, trực tuyến song song bổ trợ dạy học trực tiếp. Ngành giáo dục nhận định đây là thời cơ tốt để đẩy mạnh chuyển đổi hình thức dạy học, hoàn thiện kho tài nguyên học liệu số, mở ra cơ hội giúp học sinh chủ động tự học trực tuyến trên môi trường không gian số, mọi lúc mọi nơi”.
Kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 9 đến 11-7)
Thực tế, từ nhiều năm qua, Sở GD-ĐT đã tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến (E-learning) vận dụng rất hiệu quả, được Bộ GD-ĐT đánh giá cao. Một số giáo viên đạt nhiều thành tích xuất sắc như giáo viên toàn cầu do Microsoft tổ chức. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các nhà trường cùng đội ngũ giáo viên đã rất nỗ lực triển khai dạy học trực tuyến trên cả các ứng dụng mở như Microsoft, Google Classroom, mạng xã hội và các phần mềm dạy học có bản quyền, cũng như đa dạng các hình thức giao nhiệm vụ học tập, giao bài cho học sinh khi học ở nhà.
Dự kiến đưa vào sử dụng 1.371 phòng học mới
Năm học 2020-2021, TP.HCM có 2.348 trường học gồm công lập và ngoài công lập với 1.740.365 học sinh. So với năm học 2019-2020, dự kiến thành phố tăng 54.645 học sinh (48.045 học sinh công lập, 6.600 học sinh ngoài công lập). Số học sinh tăng tập trung ở cấp THCS, tập trung tại các quận 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Nguyên nhân do đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, tình trạng dân số tăng cơ học cao. Chỉ tính riêng số học sinh không có hộ khẩu tại TP.HCM là 377.769 em. Áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp. Điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện đều có hẹp, ảnh hưởng đến các lớp đang học.
Các đại biểu tham dự kỳ họp
Cũng năm học năm tới, thành phố dự kiến đưa vào sử dụng 90 dự án trường học gồm 1.371 phòng học mới (số phòng học tăng thêm là 868 phòng) với tổng mức đầu tư là 4.575.601 triệu đồng. Theo đó, sẽ có 73 dự án với 1.142 phòng học mới đưa vào sử dụng ngày 5-9 và sau ngày 5-9 đến cuối năm 2020 đưa tiếp 17 dự án còn lại với 229 phòng học mới.
Kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX dự kiến diễn ra trong 3 ngày (ngày 9 đến 11-7). Trong đó, ngày 9-7, các đại biểu nghe báo cáo và thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020; Kết quả giải quyết chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bổ sung với các hộ dân trong khu đất 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, quận 2. Ngày 10-7, các đại biểu thảo luận tại tổ về kết quả xếp hạng các chỉ số cạnh tranh và cải cách hành chính năm 2017, 2018, 2019 và các giải pháp thực hiện trong năm 2020. Ngày 11-7, diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn các đại biểu chất vấn Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM về các nội dung gắn với chủ đề năm “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị” và Sở Du lịch TP.HCM về việc khôi phục, phát triển ngành du lịch. |
Các quận, huyện có nhiều phòng học mới đưa vào sử dụng phải kể đến huyện Hóc Môn 223 phòng, kế đến là Bình Chánh 212 phòng, Củ Chi 98 phòng…
Theo sở GD-ĐT, năm học 2020-2021, thành phố vẫn đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn đủ chỗ học. Để đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, Sở GD-ĐT đã rà soát 24 quận, huyện về kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 với 832 dự án, quy mô 15.940 phòng học, tổng kinh phí 69.929.681 triệu đồng. Đến cuối năm 2019 đã đạt 288 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học.
Nguyễn Trinh
Bình luận (0)