Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Thời” của thanh toán không dùng tiền mặt

Tạp Chí Giáo Dục

Cuc cách mng công nghip 4.0 và đi dch Covid-19 đã phn nào làm thay đi thói quen tiêu dùng, thanh toán trc tuyến lên ngôi thay thế phương thc thanh toán truyn thng. Theo V Thanh toán – Ngân hàng Nhà nưc, đến tháng 4-2022, giao dch thanh toán không dùng tin mt (KDTM) tăng 69,7% v sng, 27,5% v giá tr so vi cui 2021.


Ngưi tiêu dùng s dng th ATM thanh toán hóa đơn mua hàng ti siêu th Co.opmart Cng Qunh (Q.1, TP.HCM)

Nhanh, tin li, an toàn

Cần mua một thiết bị điện tử nhưng không có thời gian đến cửa hàng, chị Hoàng Tuyết (phóng viên Báo Tin tức) nhanh chóng đặt hàng online và chọn hình thức thanh toán qua ví điện tử Momo. Sau 1 giờ đồng hồ đặt hàng, chị đã có được sản phẩm.

“Việc mua sắm online và thanh toán trực tuyến mang đến nhiều tiện lợi cho khách hàng vì giao dịch nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian đi lại. Thanh toán trực tuyến còn an toàn khi chúng ta không phải mang theo quá nhiều tiền mặt, giảm việc rút tiền từ các cây ATM sẽ giảm nguy cơ bị cướp giật, tội phạm thẻ sao chép mật khẩu thẻ…”, chị Tuyết cho biết.

Chị Tuyết bắt đầu sử dụng thanh toán KDTM từ khi thị trường mua bán online “nở rộ” và đến nay đã thành thói quen trong mọi hoạt động mua sắm của chị. Ngoài ví Momo cài đặt trên điện thoại, thỉnh thoảng chị còn dùng thẻ ngân hàng để thanh toán. Bên cạnh những tiện lợi, chị Tuyết còn ưa dùng phương thức thanh toán này vì có cơ hội nhận được các chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, nhà bán lẻ như phiếu mua hàng giảm giá tại các cửa hàng liên kết.

Thanh toán KDTM đang trở thành xu hướng của người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường công nghệ phát triển nhanh. Chỉ cần có thẻ ngân hàng hoặc chiếc điện thoại thông minh cài đặt các ứng dụng như ví điện tử, mã QR… là thao tác được. Đặc biệt, trước tác động của dịch Covid-19 đã phần nào làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và thanh toán trực tuyến lên ngôi thay thế phương thức thanh toán truyền thống.

Chị Thanh Lý (nhà Q.3, TP.HCM) cho biết, dịch xảy ra, chị bắt đầu tập tành sử dụng thanh toán qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho các đơn hàng nhu yếu phẩm. “Không chỉ giao dịch nhanh, tiện lợi mà còn đảm bảo giãn cách phòng chống dịch”, chị Lý cho biết.

So với trước kia, khi đi mua sắm chị Lý thường dùng tiền mặt, không để ý nhiều đến thanh toán trực tuyến do chưa quen thì nay chị đã thuần thục. Thanh toán trực tuyến còn mang đến nhiều tiện lợi trong việc đặt vé tàu xe, đóng học phí….

“Lúc trước, mỗi lần vào trường đóng học phí cho con thường phải xếp hàng đợi đến lượt. Nay chỉ cần vài thao tác qua ngân hàng trực tuyến là hoàn tất. Trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến đều có liên kết với nhiều ngân hàng khác, rất thuận tiện trong giao dịch”, chị Lý cho biết thêm.

Ngày càng nhiu ngưi “né” tin mt

Theo Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước, hoạt động thanh toán KDTM trong 3 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 đạt mức tăng trưởng cao. Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 88,42% số lượng và 139,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Mạng lưới thiết bị, điểm chấp nhận thanh toán được mở rộng, bao phủ cả nước với 20.552 ATM, 347.374 POS và hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán mã QR.

Ông Lê Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước – cho biết, thanh toán KDTM ngày càng khẳng định được ý nghĩa, sức lan tỏa lớn khi nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thanh toán KDTM tăng trưởng mạnh. Tính đến tháng 4-2022, giao dịch thanh toán KDTM tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị so với cuối năm 2021. Giao dịch qua internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng 97,65% và 86,68%; qua mã QR tăng 56,52% và 111,62%. Cùng với đó là tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37%.

“Đáng chú ý, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66% với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015-2021. Đã có khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC – định danh khách hàng điện tử). Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ “ví điện tử viễn thông”, có gần 660.000 khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”, ông Dũng nhấn mạnh.

MUA HÀNG KHÔNG DÙNG TIN MT ĐƯC GIM GIÁ

Nhằm khuyến khích người tiêu dùng tích cực KDTM trong các giao dịch, bên cạnh hệ thống ngân hàng, thời gian tới các hệ thống bán lẻ hiện đại cũng tham gia. Trong đó, hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.opFood, Co.opsmile của Saigon Co.op sẽ tổ chức khuyến mãi giảm giá từ 15% đến 50% cho hàng ngàn nhu yếu phẩm tại siêu thị và tại hai phiên chợ công nhân, ưu tiên cho khách hàng thanh toán bằng thẻ ngân hàng, chuyển khoản, ví điện tử…

Là đơn vị phối hợp triển khai phiên chợ không tiền mặt, ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cho biết, phiên chợ không tiền mặt sẽ được tổ chức trong tháng 6 tại Khu Công nghệ cao TP.HCM và Khu chế xuất Tân Thuận. Tại phiên chợ, công nhân có thể trải nghiệm các phương thức thanh toán KDTM và được mua các sản phẩm với mức ưu đãi đặc biệt.

“Công nhân sẽ được tiếp cận thông tin, giải pháp và công cụ để thực hiện. Ngành công thương sẽ kết nối với các nhà cung ứng để có sản phẩm với giá ưu đãi nhất nhằm kích cầu mua sắm cũng như hình thành thói quen thanh toán KDTM”, ông Vũ nói.

Thanh toán KDTM là nội dung quan trọng trong chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ. Bên cạnh những tiện ích mang lại cho người dân, doanh nghiệp, đối với nền kinh tế, thanh toán KDTM còn tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm in ấn, giảm phát hành, lưu thông và minh bạch các khoản thanh toán.

Phát huy hiệu quả thanh toán KDTM, theo ông Dũng, thời gian tới ngành ngân hàng sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều chính sách thúc đẩy phương thức này đối với dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đẩy mạnh triển khai kết nối, tích hợp thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, rà soát hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thanh toán KDTM. Trong đó, phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích trên cơ sở ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả Đề án thanh toán KDTM giai đoạn 2021-2025; quyết định thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ.

Cũng theo ông Dũng, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thanh toán, tăng cường tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng dịch vụ thanh toán tiện ích trên nền tảng số. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; triển khai hiệu quả các hệ thống thanh toán quan trọng; triển khai hiệu quả các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đảm bảo hoạt động đúng quy định, thông suốt, an toàn…

Minh Phương

 

Bình luận (0)