Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thời đại 4.0 – cái tâm người thầy càng phải “tròn” hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Trong mt ln báo cáo chuyên đ cho giáo viên THPT trưc đây, tiến sĩ tâm lý giáo dc Nguyn Th Bích Hng (ging viên Trưng Đi hc Sư phm TP.HCM) có mt ví von rt hay, rng t trưc đến nay ngưi ta thưng gi ngưi thy là “ngh sĩ bc ging”, “k sư tâm hn”, là “ngưi đưa đò”…, ch chưa nghe ai ví giáo viên như mt vt dng hc toán, là mt chiếc compa.


Theo tác gi, mun nn giáo dc Vit Nam phát trin, cn bt đu t ch “tâm” ca ngưi thy (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng giải thích: “Đầu kim nhọn của compa làm trụ, gọi là cái “tâm” của người thầy, đầu bút chì để vẽ là “năng lực” của người thầy. Giá trị của người thầy được xác lập trên hai vị trí ấy. Những vòng tròn lớn nhỏ được vẽ ra là sự thành công của học sinh. Nhiệm vụ của người thầy không có trách nhiệm làm cho mọi học sinh đều là những vòng tròn lớn được cả, và cũng không thể vẽ những vòng tròn đều nhau cho mọi học sinh. Mà trách nhiệm của người thầy là phải làm cho mọi học sinh đều tròn, không được vẽ méo. Vòng càng lớn mà méo thì càng nguy hại!”. Điều quan trọng theo tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng là, muốn vẽ cho thật tròn thì kim giữ làm trụ cần phải chắc…

Đã có nhng ngưi thy tâm rt sáng

Lịch sử giáo dục nước nhà đã từng ghi dấu ấn những người thầy với cái tâm rất sáng. Đó là các nhà sư phạm lỗi lạc, mẫu mực của nền khoa cử trung đại Việt Nam. Trước tiên phải kể đến “Ông tổ của các nhà Nho nước Việt” (Đại Việt sử ký toàn thư – Ngô Sĩ Liên) Chu Văn An – người thầy của mọi thời đại với triết lý giáo dục nhân văn sâu sắc, không chỉ ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Là Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ mù, tối mắt nhưng sáng lòng, sáng tâm: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt/ Lòng đạo xin tròn một tấm gương” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp). Đó là danh sư, “vạn thế sư biểu” vùng đất Nam bộ xưa Võ Trường Toản…

Trong nền giáo dục hiện đại, không hiếm để kể ra hàng trăm người thầy với nhân cách lớn, mà cái tâm của họ thu phục người học, đào tạo nên nhiều thế hệ trí thức cho nước nhà. Những người thầy cách đây mấy mươi năm, mà thế hệ sinh viên chúng tôi đã từng học, từng gắn bó công việc, ở họ luôn đau đáu những khát vọng tìm tòi, khai sáng như GS.NGND Lê Trí Viễn (một đời trăn trở với Truyện Kiều: Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc – Chế Lan Viên), GS.NGND Hoàng Như Mai (Tóc trắng mắt còn đăm đắm – một vế câu đối của tác giả bài viết này)… Ấn tượng với tôi còn là thầy Ngô Gia Hy. Cơ duyên tôi được gặp và trò chuyện với GS. Ngô Gia Hy không phải với tính cách một bác sĩ danh tiếng, “tác giả” của ca mổ tách cặp song sinh Việt – Đức tại Bệnh viện Từ Dũ (4-10-1988), mà là một nhà giáo dục đầy nhiệt tâm. Lúc đó thầy là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học dân lập Hùng Vương (từ năm 1995 đến 2000). Dưới sự dẫn dắt của thầy, có thể nói Trường Đại học Hùng Vương trước đây từng là một trong số những trường điển hình cho sự thành công của mô hình đại học dân lập, mô hình của trường đại học không lợi nhuận. Trong đó, không thể không kể đến một sáng kiến tiên phong, có tính đột phá mà chưa có trường đại học nào ở Việt Nam đưa vào áp dụng. Đó là buộc sinh viên năm thứ nhất, khi mới nhập học vào trường, phải học bộ môn với tính chất như phương pháp tự học, gọi là “Phương pháp tự lượng giá kiến thức”. Đây là một sáng kiến của lãnh đạo nhà trường, mà người đứng đầu là thầy Ngô Gia Hy. Thế là tòa soạn một tờ báo mà tôi cộng tác lúc ấy điều tôi đến để xin viết đề tài này. Khi tôi đến trường, thầy Ngô Gia Hy bảo tôi ngồi đợi và cho người lấy ý kiến của sinh viên. Chỉ khoảng 30 phút sau, thầy đưa cho tôi một xấp khá dày ý kiến, cảm nghĩ của sinh viên về bộ môn học. Thầy cho địa chỉ nhà và hẹn tôi sáng mai, 8 giờ, gặp để trao đổi. Đúng 8 giờ sáng hôm sau, tôi đến nhà thầy ở đường Trần Huy Liệu, Q.Phú Nhuận (TP.HCM). Ấn tượng đầu tiên về nơi thầy ở là con đường từ cổng dẫn vào đến sân nhà, một lối đi giữa đầy hoa thơm mát. Một chiếc bàn giản dị đặt dưới bóng mát cây xanh trong sân vườn, bình trà lài ngào ngạt, phong thái ung dung của một hiền triết phương Đông, thầy đã truyền giảng cho tôi ghi về tâm huyết đổi mới giáo dục, đổi mới cách học đại học của thầy trong gần 3 tiếng đồng hồ…

Mt khi triết lý giáo dc thay đi, kéo theo hàng lot s đi thay v chương trình, sách giáo khoa, v phương pháp, mc tiêu giáo dc. Cùng vi đó là vn đ đi sng áo cơm, áp lc xã hi đt nng lên vai nhà trưng…, ngưi thy d “ngã tay chèo” khi gp “sóng c”, gió to.

Ngày nay cũng có rất nhiều người thầy “vô danh”, họ không phải là “tên này tuổi nọ”, nhưng họ hy sinh một cách thầm lặng cho giáo dục. Chính họ đã vẽ nên những vòng tròn rất khéo bằng cái tâm nhiệt huyết của bao thế hệ học sinh.

Ngưi thy cn kiên đnh, kiên trì, kiên quyết và kiên trinh

Đầu năm học mới này, trong phần bế mạc của buổi gặp gỡ lần đầu tiên trong lịch sử giữa lãnh đạo ngành giáo dục và thầy cô giáo trên cả nước, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn có những lời khuyên bổ ích cho hơn một triệu người tham gia trong buổi gặp gỡ: Làm nên thành công cho chương trình giáo dục phổ thông mới, rất cần đến 4 chữ “kiên”, gồm kiên định, kiên trì, kiên quyết và kiên trinh. Với chữ “kiên trinh”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói: “Chúng ta cần kiên trinh với nghề giáo, vinh quang của nghề nghiệp và vượt qua mọi khó khăn để thi đua dạy tốt, học tốt, dẫu khó khăn đến đâu cũng kiên trinh với nghề giáo”. Hai chữ “kiên trinh” nói trên của thủ lĩnh ngành giáo dục chính là cái tâm lành vững của người thầy với nghề. Thiếu nó, trong bối cảnh của bão táp công nghệ số 4.0 ngày nay, vị thế người thầy khó có thể trụ vững.

Một khi triết lý giáo dục thay đổi, kéo theo hàng loạt sự đổi thay về chương trình, sách giáo khoa, về phương pháp, mục tiêu giáo dục. Cùng với đó là vấn đề đời sống áo cơm, áp lực xã hội đặt nặng lên vai nhà trường…, người thầy dễ “ngã tay chèo” khi gặp “sóng cả”, gió to. Nếu không có cái “tâm” trụ vững như đầu kim nhọn của chiếc compa bằng lòng yêu nghề, trách nhiệm với giáo dục, sứ mệnh và thiên chức của người thầy kia, thì mối nguy cho tương lai của dân tộc sẽ rất lớn. Tôi liên hệ hơi xa nhưng rất đúng rằng, cái “tâm” sẽ nảy sinh cái “đức”. Chính cái “đức” làm nên sức mạnh, sức bền, hậu phúc cho tương lai dân tộc. Đó là lý do tại sao khi lý giải nguyên nhân làm nên chiến thắng oanh liệt giặc Mông – Nguyên của triều đại nhà Trần, tác giả Trương Hán Siêu (trong bài Bạch Đằng giang phú) cho rằng cốt lõi là bởi dân tộc ta có “đức”. Vậy nên, nay muốn nền giáo dục Việt Nam bền chắc, phát triển, cần bắt đầu từ chữ “tâm” của người thầy. Còn chữ “tâm” ấy có được từ đâu là cả một câu chuyện dài, ngoài sự kiến giải của bài viết!

Trn Ngc Tun

Bình luận (0)