Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thói quen ăn uống và nguy cơ tích luỹ kim loại nặng

Tạp Chí Giáo Dục

Sự ô nhiễm xảy ra khắp mọi nơi và ngay khi cả bản thân bị ngộ độc kim loại bạn cũng không rõ. Rất có thể những thói quen ăn uống không tốt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc này.

1. Thường xuyên ăn hải sản

 
Các loài cá, sò ốc là những thực phẩm dễ nhiễm kim loại nặng (thủy ngân, thạch tín) nhất. Nếu sử dụng hải sản trong 1 thời gian dài sẽ dẫn đến sự tích tụ các kim loại nặng và chất độc hại có hại cho sức khỏe.
Kiến nghị: Mỗi ngày không nên sử dụng quá 1 loại hải sản, số lượng không quá 100g, nên ăn các loại hải sản nhỏ. Các loại hải sản lớn thường tích lũy nhiều chất gây ô nhiễm hơn. Đầu, da, ruột cá là những cơ quan thường tích lũy nhiều độc tố khi bị nhiễm các chất độc hại.
2. Thường xuyên uống thuốc bắc
Thuốc bắc ít có tác dụng phụ vì vậy nhiều người thường coi đó là thuốc bổ để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên một số loại thuốc bắc có tác dụng dùng độc trị độc như hùng hoàng (có asen) và chu sa (có thủy ngân),. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tích lũy thủy ngân và asen trong cơ thể.
Kiến nghị: Nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, xác định rõ thuốc có thích hợp với thể chất, trạng thái và triệu chứng bệnh không.
3. Thường xuyên ăn nội tạng động vật
Nội tạng động vật thường là nơi tích tụ kim loại nặng nếu thức ăn cho chúng có nguồn gốc không rõ ràng, bị ô nhiễm.
Kiến nghị: Mỗi tuần chỉ nên ăn nội tạng động vật 1-2 lần, mỗi lần không vượt quá 50g. Khi sử dụng nên kèm với rau xanh và ngũ cốc thô để bổ sung chất xơ.
Dân Trí / Theo XHN

 

Bình luận (0)