Chuyên gia tư vấn sức khỏe cảnh báo, thói quen uống nước trong bữa ăn gây cản trở năng suất làm việc của hệ tiêu hóa, làm cho lượng insulin tăng mạnh, gây tích tụ mỡ trong cơ thể.
Chuyên gia Shonali Sabherwal cho biết: “Hầu hết mọi người uống nước trong khi ăn bởi họ cho rằng nước có thể khiến thức ăn đi xuống một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, họ không biết rằng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và có hại cho hệ tiêu hóa”.
Shonali Sabherwal giải thích lý do tại sao bạn không nên uống nước trong bữa ăn của bạn: “Dạ dày có khả năng nhận biết thời điểm chúng ta ăn và ngay lập tức tiết ra các dịch tiêu hóa. Nếu bắt đầu uống nước ngay lúc này đồng nghĩa với việc pha loãng hoặc làm trôi đi các dịch vị vốn được tiết ra để tiêu hóa thức ăn bởi vậy sẽ làm giảm hoạt động của hệ thống tiêu hóa”.
Nghiên cứu cho thấy rằng, nhấm nháp một ít nước trong bữa ăn không đáng lo ngại, nhưng uống một hoặc hai ly có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày. Uống trong khi ăn cũng có thể làm tăng lượng insulin, kéo theo đó là tích trữ chất béo. Tốt nhất là bạn nên uống nước trước và sau bữa ăn hai giờ vì điều này sẽ giúp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Chuyên gia Sabherwal đề nghị, để tránh uống nước trong suốt bữa ăn yêu cầu thực phẩm không quá mặn vì đó sẽ làm trầm trọng thêm cơn khát của bạn và kích hoạt nhu cầu của bạn giảm nhiều nước.
Bên cạnh đó, ăn vội vàng sẽ khiến bạn nuốt chửng thức ăn xuống dạ dày. Nhiều khả năng, bạn sẽ cảm thấy sự cần thiết phải có nước để thúc đẩy quá trình đẩy thức ăn. Thay vào đó, bạn hãy nhai kỹ và sau đó dịch tiêu hóa sẽ được tiết ra trong khi nhai, và làm dạ dày làm việc hiệu quả hơn.
Theo Vnmedia
Bình luận (0)