Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thu hút đầu tư nước ngoài: Bằng các giải pháp mới có tính đột phá

Tạp Chí Giáo Dục

Chính ph va t chc Hi ngh trc tuyến gp mt các nhà đu tư nưc ngoài. Thng Phm Minh Chính ch trì hi ngh. Đây là dp đ các hip hi doanh nghip (DN) nưc ngoài đưa ra nhng nhn đnh v xu hưng dòng vn đu tư trên thế gii và đánh giá môi trưng đu tư kinh doanh ti Vit Nam; đng thi nhn din thách thc, tn dng cơ hi và m rng đu tư trong mt s lĩnh vc ti Vit Nam.


Th tưng Phm Minh Chính phát biu ti hi ngh. Ảnh: VGP

Môi trưng đu tư ci mn đnh

Các nhà đầu tư đánh giá, trong nhiều năm Việt Nam đã có một môi trường đầu tư cởi mở và ổn định, tiếp tục tạo được uy tín với các nhà đầu tư cũng như khẳng định vị thế dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài dài hạn.

Ông Hong Sun – Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) – cho biết, hiện nay nhiều DN Hàn Quốc đang cân nhắc việc tăng vốn và đầu tư mới nếu như môi trường đầu tư tiếp tục ổn định. Đặc biệt là các DN công nghệ cao và các công ty tài chính, năng lượng.

Ông Nitin Kapoor – đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn DN Việt Nam (VBF), Chủ tịch AstraZeneca Việt Nam – cũng cho biết, các thành viên VBF đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy FDI và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam với hơn 221.000 thành viên.

“Cộng đồng DN VBF, bao gồm cả FDI và DN tư nhân trong nước cam kết đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, hướng tới phát triển kinh tế bền vững”, ông Nitin Kapoor nói.

Để thúc đẩy hơn nữa môi trường đầu tư, các nhà đầu tư cho rằng Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động – chuyển từ lao đ?ng chi ph? th?p sang lao ??ng c? ?k? n?ng cao; ?ộng chi phí thấp sang lao động có  kỹ năng cao; đầu tư vào cơ sở hạ tầng vì đây là xương sống của nền kinh tế; cải cách hành chính cũng như xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi.

Ông Kim Huat Ooi –  Tổng Giám đốc Intel Products Việt Nam – nhận định, khi đầu tư vào TP.HCM, chính quyền TP đã trao quyền cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP là cơ quan “một cửa” cho tất cả các nhà đầu tư trong khu. Hy vọng cơ chế “một cửa” có thể sớm được khôi phục để cải thiện sự dễ dàng trong kinh doanh, giảm thời gian thực hiện cho tất cả các loại giấy phép như phòng cháy, chữa cháy, xây dựng, môi trường…

Các nhà đầu tư cũng đánh giá cao các mục tiêu của Việt Nam về chuyển đổi năng lượng xanh và đã phát triển một chiến lược quốc gia toàn diện để đạt được các mục tiêu. Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược này chưa đáp ứng được kỳ vọng. Năng lượng sạch và tái tạo là chất xúc tác cho đầu tư, tăng trưởng trên toàn nền kinh tế, việc chưa đáp ứng được nhu cầu đã khiến một số dự án đầu tư phải tạm ngưng mở rộng.

Ông Gabor Fluit – Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) – đề xuất: “Việt Nam nên có các hợp đồng mua bán điện trực tiếp để khuyến khích các nhà sản xuất năng lượng tái tạo, đặc biệt là các nhà máy trong khu công nghiệp nên được phép tham gia hợp đồng mua bán điện trực tiếp. Nên tăng cường xử phạt đối với việc vi phạm các quy định về chất thải; đồng thời thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu thay thế như nhựa có thể phân hủy sinh học như một biện pháp giảm thiểu chất thải chính”…

“3 không” vi doanh nghip

Đó là không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam rất trân trọng, đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế. Trong những năm qua, hoạt động FDI tại Việt Nam ngày càng sôi động; ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia, DN FDI lớn với công nghệ hiện đại mở rộng đầu tư với chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng. Mặc dù còn có những hạn chế, bất cập nhưng các nhà đầu tư đều chia sẻ, thấu hiểu, đồng hành với Việt Nam.

Chỉ rõ những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sắp tới, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa với phương châm “lấy người dân, DN là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực phát triển”.

TP.HCM tiếp tc ci thin môi trưng, thu hút đu tư

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, năm 2022, TP.HCM thu hút 4,33 tỷ USD vốn FDI, trong đó hàm lượng dự án yếu tố công nghệ cao đạt 2,8 tỷ USD – chiếm 65,78% so với tổng vốn đầu năm 2022. Thời gian vừa qua, chính quyền TP.HCM thường xuyên gặp gỡ các nhà đầu tư để trực tiếp lắng nghe, tháo gỡ các vướng mắc cho nhà đầu tư và đã đạt nhiều hiệu quả. Thời gian tới lãnh đạo TP.HCM sẽ tiếp tục công việc này, dự kiến sắp tới sẽ làm việc với AmCham.

Theo ông Mãi, hiện tại TP.HCM đang đẩy mạnh các dự án về hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics, chuyển đổi năng lượng và tạo thêm quỹ đất công nghiệp. TP cũng tập trung triển khai đào tạo nhân lực, xây dựng chính quyền số để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài. TP.HCM cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống, thực thi có hiệu quả các chính sách của Trung ương trên địa bàn và tiếp tục phối hợp chặt chẽ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư.

Tiếp tục đánh giá thực trạng tình hình, rà soát, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế, bảo đảm yếu tố cân đối, hợp lý, linh hoạt trên cơ sở đặc trưng của các địa phương, vùng miền.

Trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng đề nghị cần sớm có những giải pháp mới, có tính đột phá để tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí cho các DN. Nghiêm túc lắng nghe các ý kiến, đề xuất của DN với tinh thần cầu thị, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”. Trên cơ sở đó kịp thời có biện pháp xử lý hiệu quả, nhất là những khó khăn, vướng mắc thực tế.

Thủ tướng cũng đề nghị đẩy mạnh hợp tác công tư, khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển; trong đó có phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược gắn với hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Linh hoạt, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh, nhất là những cơ chế, chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước, thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, người dân, DN.

Đối với cộng đồng DN, nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thân thiện môi trường, tập trung vào các ngành mới nổi như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức, ứng phó biến đổi khí hậu. Cùng với đó, tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện tốt văn hóa doanh nhân, chế độ, chính sách đối với người lao động và đồng hành với chính quyền các cấp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đem lại giá trị gia tăng cao vì lợi ích chung…

Nguyn Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)