Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Thủ khoa của vùng quê nghèo

Tạp Chí Giáo Dục

Trong k thi THPT quc gia 2018, thí sinh Nguyn Tân Đông Phát (Trưng THPT Bình Thy, Q.Bình Thy) đã đt th khoa khi D ti Hi đng thi TP.Cn Thơ vi 27,5 đim (toán 8,4; văn 9,25; tiếng Anh 9,4). Em cũng là á khoa ca k thi, kém th khoa  0,15 đim.

Nguyn Tân Đông Phát thưng đưc ch hai hưng dn thêm trong hc tp

Nhà Phát ở phường Thới An Đông, địa bàn vùng nông thôn sâu và khó khăn nhất của quận Bình Thủy. Từ trung tâm TP đổ đường đến nhà em gần 30km, lại có những đoạn đường ổ gà rất khó đi. Vừa đi tôi vừa phải hỏi thăm đường. Thế nhưng những vất vả như chưa từng đến khi tôi bước vào ngôi nhà thoáng mát, sạch sẽ, ngăn nắp của gia đình Phát. Đón tôi nơi cửa với nụ cười hiền hậu là mẹ của Phát – bà Nguyễn Thị Bé Nhỏ – cô thợ may nổi tiếng khắp vùng, thu hút đông đảo khách hàng từ khu vực miền quê đến tận nội ô TP. Vừa rót nước cho tôi, bà Nhỏ vui vẻ kể chuyện gia đình, chuyện học tập của các con, chuyện mần ăn của hai vợ chồng…

1. Cha mẹ Phát đều là học sinh giỏi nổi tiếng của Trường THPT Long Tuyền
(TP.Cần Thơ). Sau khi thi đậu tú tài, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, để kiếm việc làm phụ giúp gia đình, cha của Phát học nghề cơ khí, còn bà Nhỏ học nghề may. Cùng cảnh ngộ, họ cảm thông và tiến đến hôn nhân. Hai vợ chồng cần cù lao động, vừa phụng dưỡng cha mẹ vừa dành dụm để có tiền mua đất làm ruộng…

Thừa hưởng gien thông minh và chứng kiến những vất vả, khó nhọc của cha mẹ, Phát và chị hai (Nguyễn Ngọc Thảo Ngân, hiện làm việc ở cảng Trà Nóc, TP.Cần Thơ) cố gắng học thật tốt. Bà Nhỏ trải lòng: “Hồi ấy tôi mơ vào ngành công an. Nếu thi vào ĐH Công an chắc chắn sẽ đậu. Nhưng ba bịnh nặng mất sức lao động. Má cũng yếu. Nhà không ruộng đất. Tôi thi đậu rồi đi học xa, lấy ai đi làm để lo cho ba má. Cha các cháu cũng vậy, vì chữ hiếu đành phải gạt giấc mơ ĐH. Hai vợ chồng cố gắng làm việc để lo cho các con học thành tài, không phải chịu thiệt thòi như ba má”.

Phát kể mà mắt đỏ hoe: “Cha mẹ quan tâm, động viên chị hai và em học tập nhưng không gây áp lực, không đòi hỏi chúng em phải đạt thứ hạng cao. Em học tốt có lẽ cũng nhờ tâm lý thoải mái này. Mỗi khi chị em đạt thành tích trong học tập cha mẹ đều có quà thưởng. Chúng em cần sách tham khảo, sách nâng cao, dụng cụ học tập cha mẹ đều lo chu đáo mà không hề mua sắm gì cho bản thân. Nhiều năm, cha mẹ không hề may quần áo mới”.

Chị em Phát học giỏi nổi tiếng ở vùng quê nghèo. Từ bậc tiểu học đến THPT, hai chị em luôn là học sinh dẫn đầu khối, đạt học sinh giỏi toán cấp quận và cấp TP. Hồi học lớp 8 và lớp 9, Phát liên tục đạt học sinh giỏi quốc gia trong kỳ thi Giải toán bằng tiếng Anh trên mạng do Bộ GD-ĐT tổ chức…  Phát cho biết: Hồi hai chị em học tiểu học và THCS, cha mẹ là người thầy giảng dạy thêm các môn toán, lý, hóa, tạo nền tảng kiến thức vững chắc và bước đầu hướng dẫn chúng em ý thức tự học.

2. Là học sinh xuất sắc của Trường THPT Bình Thủy, được bạn bè tín nhiệm bầu làm lớp phó học tập suốt từ lớp 10 đến lớp 12, Phát học giỏi đều tất cả môn học, trong đó em thích nhất môn Anh văn và toán. Chia sẻ kinh nghiệm học tập, Phát cho biết: Để học hiệu quả thì phải nắm chắc kiến thức cơ bản sau đó nâng cao dần. Mỗi môn có đặc thù và phương pháp học riêng, chẳng hạn với Anh văn thì phải có vốn từ vựng phong phú, ngữ pháp vững. Phát chia sẻ: “Để đạt 2 yêu cầu này em làm các bài tập nâng cao, giải các đề thi, qua đó học thêm rất nhiều từ và nắm vững ngữ pháp. Khi giải trí em nghe nhạc và xem phim bằng tiếng Anh. Xem phim, đoạn nào nhân vật nói mà chưa hiểu thì bấm dừng để nghe lại. Những đoạn phim hay em xem đi xem lại đoạn hội thoại để hiểu và sử dụng những từ ngữ đó. Em dùng tự điển tiếng Anh trên internet để rèn luyện kỹ năng nghe – nói. Nhờ phương pháp ấy nên dù không học thêm ở các trung tâm ngoại ngữ nhưng em nắm vững kiến thức và nghe nói khá tốt. Với môn toán, do thi trắc nghiệm nên cách học và tư duy phải nhanh, chính xác. Phải giải nhiều đề và giải nhanh. Sau khi giải một bài tập phải rút ra đề thuộc loại toán nào? Cách giải ra sao? Đặc biệt, dù biết cách giải nhưng khi vào phòng thi, áp lực thời gian dễ khiến mình bối rối nên phải cố gắng giữ bình tĩnh, cẩn thận, chính xác khi làm bài. Phải xác định: Không áp lực bản thân phải làm hết 100% đề, sức tới đâu làm tới đó, chậm nhưng chắc. Điểm câu dễ cũng bằng câu khó nên phải làm chắc chắn đúng đối với những câu dễ và câu khó vừa, sau đó mới tính đến những câu khó nhất… Em rất thích học nhóm. Mỗi nhóm tối đa 5 bạn. Cả nhóm cùng giải bài tập, bạn nào không hiểu thì các bạn hỗ trợ. Trong nhóm có bạn giỏi toán, bạn giỏi lý, bạn giỏi sinh…, cả nhóm chia sẻ với nhau thế mạnh trong học tập, cùng giúp nhau học tốt”.

Phát khiêm tốn cho biết thêm: “Em may mắn có môi trường sống tốt: cha mẹ chăm lo, chị hai hướng dẫn thêm trong học tập. Ở trường, thầy cô tận tâm, truyền lửa nhiệt huyết và hướng dẫn chúng em tìm những tài liệu học tập tốt; trong đó cô Đoàn Thị Tố Loan, khi em vào lớp 10, tiếng Anh chưa đạt mức trung bình, nhờ cô động viên, chỉ dạy phương pháp tự học nên em yêu thích và có động lực học tốt môn này. Ngoài ra tập thể lớp 12B11 của em có 35 bạn, nhiều bạn học rất giỏi. Các bạn đoàn kết và nhiệt tình giúp nhau trong học tập”.

3. Với chiều cao 1m7, gương mặt cân đối, đôi mắt sáng, nụ cười tươi, khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát, Phát không chỉ làm thủ lĩnh nhiều phong trào, hoạt động mà còn được trường chọn làm MC trong các sự kiện do trường tổ chức, đặc biệt là trong Ngày hội tiếng Anh giao lưu với các trường bạn. Cô Trương Thị Thu Hiền (giáo viên chủ nhiệm lớp 12B11) nhận xét về cậu học trò thủ khoa: “Phát chăm ngoan, tôn kính thầy cô, hết lòng giúp đỡ bạn. Nhà cách trường hơn 10km nhưng hàng ngày Phát luôn đến trường rất sớm để cùng đội trực chuẩn bị cho lớp sạch đẹp. Em tích cực tham gia các kỳ thi học sinh giỏi: lớp 10 đạt học sinh giỏi tiếng Anh cấp TP. Lớp 11 đạt hạng ba học sinh giỏi cấp TP môn lý, giải ba thi Hùng biện tiếng Anh cấp khu vực. Lên lớp 12 em xin không tham gia đội tuyển để tập trung ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp. Là lớp phó học tập, em nhiệt tình giúp đỡ các bạn. Phát là cầu nối giữa các thầy cô bộ môn với lớp và giữa các bạn học với nhau. Cùng với lớp trưởng, em động viên lớp tích cực tham gia các phong trào, hoạt động do trường tổ chức, góp phần để lớp 12B11 dẫn đầu toàn trường…”.

Khu vực Thới Hưng, nơi Phát ở, được chọn tham gia dự án của một tổ chức phi chính phủ về tái chế rác – bảo vệ môi trường. Dự án triển khai khá hiệu quả, nhiều đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu, tham quan. Mỗi khi có đoàn của dự án hoặc khách quốc tế đến, bác tổ trưởng tổ dân phố hay dẫn đến nhà Phát để khoe với khách “trình” nói tiếng Anh lưu loát của cậu học trò nơi vùng quê mình. Ấy vậy mà bác tổ trưởng và bà con nơi đây vẫn chưa biết cậu học trò ấy đạt á khoa kỳ thi và thủ khoa khối D trong kỳ thi THPT quốc gia 2108 tại TP.Cần Thơ. Bà Nhỏ cười nói: “Con tôi may mắn nên đạt kết quả tốt thôi. Có gì đâu mà phải cho mọi người biết”.

Phát cùng ý nghĩ như mẹ, và cho biết: “Em đã đăng ký xét tuyển ngành cử nhân Anh văn Trường ĐH Cần Thơ. Em cố gắng học tốt, phấn đấu kiếm học bổng du học tại Mỹ hoặc các nước châu Âu để sau này trở thành người hữu dụng cho đất nước và phụng dưỡng cha mẹ” – đó là mộng bình thường của cậu thủ khoa nơi miền quê nghèo.

Đan Phưng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)