Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Thủ khoa khảo sát vào lớp 6 trường Trần Đại Nghĩa: Chưa làm phật lòng ba mẹ trong học tập

Tạp Chí Giáo Dục

Trong k kho sát năng lc ngoi ng vào lp 6 Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa (TP.HCM) mi đây, em Phm Dip K An (hc sinh Trưng TH Thnh M Tây, Q.Bình Thnh) đã xut sc đt th khoa vi 87 đim.

Harry Potter ca n nhà văn J. K. Rowling (Anh) là mt trong nhng b truyn đưc Phm Dip K An yêu thích đc

Trao đổi với chúng tôi, Kỳ An cho biết bước vào kỳ khảo sát, em xem đó là cơ hội để trải nghiệm kiến thức, không tạo áp lực cho bản thân. Với vốn kiến thức tiếng Anh khá vững và đọc kỹ câu hỏi, cẩn thận trong tính toán, trả lời đã giúp em hoàn thành tốt bài làm. Mặt khác, do kiến thức khoa học xã hội thường xuyên được mở rộng ngoài sách vở nên Kỳ An không khó khăn trước các câu hỏi.

Suốt 5 năm học tiểu học, Kỳ An luôn đạt thành tích xuất sắc trong học tập, đạt nhiều giải thưởng ở các cuộc thi học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố. Có được thành tích này, em cho biết nhờ vào phương pháp học tập “không thuộc lòng, học đến đâu cố gắng hiểu đến đó”. Theo đó, thời gian ngồi trên lớp, em tập trung nghe thầy cô giảng bài và hoàn thành bài tập được giao để khi về nhà không mất quá nhiều thời gian ôn lại bài vở. Riêng môn tiếng Anh, em không nhớ từ mới bằng cách học thuộc thông qua viết, thay vào đó khi bắt gặp một từ mới, em cố gắng vận dụng sử dụng vào hoàn cảnh, vào một câu chuyện để hiểu ngữ nghĩa và nhớ lâu hơn.

Chia s thành tích đt danh hiu th khoa, Phm Dip K An khiêm tn nói: “Em không bt ng v đim s đt đưc, ch bt ng trưc v trí th khoa vì 87 đim thc s chưa phi là đim xut sc”.

Mặc dù còn nhỏ nhưng Kỳ An rất giỏi trong việc phụ giúp gia đình dọn dẹp nhà cửa, rửa chén, nhặt rau… Thời gian còn lại, em tranh thủ đọc sách, truyện tiếng Việt và tiếng Anh. Thói quen đọc đã giúp em nâng cao vốn từ cả hai thứ tiếng lên từng ngày. Bên cạnh đó, Kỳ An giải trí thông qua những bài hát tiếng Anh phù hợp lứa tuổi; nghe những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày do blogger Danien – Howell kể trên kênh YouTube cũng là thói quen em yêu thích. Điều đó không chỉ biết giúp em biết thêm thông tin xã hội mà còn tăng kỹ năng nghe tiếng Anh.

Điểm nổi bật của Kỳ An còn phải kể đến đó là sự tự tin trong giao tiếp, tự lập trong học tập. Trên lớp, em không ngại đặt câu hỏi cho giáo viên khi chưa hiểu bài. Về nhà, em tự giác cao trong học tập, trong công việc không đợi ba mẹ phải nhắc nhở nhiều. Theo chị Diệp Ngọc Quế (mẹ của An), để xây dựng tính tự tin, tự lập, ba mẹ luôn khuyến khích Kỳ An giao tiếp với bạn bè, người lớn và nhắc nhở con phải chủ động, có trách nhiệm với công việc của bản thân dù là việc làm nhỏ nhất. Đặc biệt Kỳ An không nhận được sự nuông chiều từ ba mẹ để tránh hình thành thói quen ỷ lại. Như bao đứa trẻ khác, ở độ tuổi còn ham chơi nhưng Kỳ An chưa một lần làm phật lòng ba mẹ trong học tập, nề nếp sinh hoạt hàng ngày, trái lại luôn chăm ngoan, học giỏi để ba mẹ yên vui.

Biết cách cân bằng sẽ học tốt hơn

Đây là chia sẻ của em Phạm Hữu Triết – cựu học sinh lớp 12 chuyên toán Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM – là một trong 2 thủ khoa đạt 30 điểm tuyệt đối ở tổ hợp 3 môn thi xét tuyển ĐH tại TP.HCM trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua (thủ khoa còn lại là em Nguyễn Trung Duy Anh, cựu học sinh lớp 12D2 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, xem Giáo dục TP.HCM ngày 7-7).

Theo nhiều thầy cô và bạn bè ở trường, Triết là chàng trai khá sôi nổi, tham gia rất nhiều hoạt động thể thao để giải tỏa những căng thẳng sau giờ học. Bởi em có suy nghĩ khác với nhiều người rằng: phải miệt mài học mới có được kết quả cao. “Sức khỏe là rất quan trọng, có sức khỏe và tinh thần thoải mái mới làm được những việc khác. Chính vì vậy, em thường hoạt động thể thao sau những giờ học căng thẳng để lấy lại cân bằng. Khi học, em luôn chú ý làm nhiều bài tập sau khi lắng nghe bài giảng trên lớp, đồng thời lập nhóm bạn học để tạo môi trường học tập như chia sẻ cách làm bài, học hỏi lẫn nhau để phấn đấu tốt hơn”, Triết chia sẻ.

Đồng thời, Triết cũng cho biết thêm là em ít khi bị căng thẳng trong học tập bởi luôn biết cách điều hòa cuộc sống. “Bài tập nào giải chưa được, em sẽ gác lại, đi làm một việc gì khác, khi tâm trạng thoải mái hơn sẽ nghiền ngẫm lại bài tập đó”, Triết nói.

Khi đăng ký xét tuyển vào ĐH, Triết chọn cho mình 7 nguyện vọng, trong đó 4 nguyện vọng lần lượt là: bác sĩ đa khoa và bác sĩ răng – hàm – mặt của Trường ĐH Y dược TP.HCM; bác sĩ đa khoa và bác sĩ răng – hàm – mặt của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch… Triết cho biết: “Em thích ngành y từ năm học lớp 10 sau một lần xem bộ phim về đề tài y khoa. Ngoài ra, em cũng có anh trai học ngành y, thỉnh thoảng có ngó qua tài liệu học tập của anh nên ít nhiều em bị ảnh hưởng”.

Hiện tại, Triết đang nghỉ “xả hơi” sau chặng đường ôn thi mệt mỏi. Em cho biết đang lên kế hoạch để tham gia một số hoạt động cộng đồng nhằm hiểu thêm về xã hội để không bị lớ ngớ khi bước vào môi trường học tập ĐH sắp tới.

Linh Vy

Thời gian bước vào năm học mới, cũng là môi trường chuyển cấp không còn nhiều nhưng Kỳ An không hề có sự lo lắng, trái lại vô cùng háo hức. Em xem đó là môi trường để trải nghiệm kiến thức và tạo thêm mối quan hệ với bạn bè mới. Do xác định “Ước mơ tương lai được tham gia vai trò kết nối hòa bình để thế giới không còn chiến tranh, trẻ em mọi miền sống hạnh phúc, được đến trường học tập đầy đủ” nên hiện tại Kỳ An đưa ra mục tiêu, đó là phải cố gắng trau dồi kiến thức phổ thông, kiến thức xã hội và tiếng Anh. Nếu có cơ hội, em sẽ kết bạn với nhiều bạn bè quốc tế, qua đó tìm hiểu văn hóa, đời sống của các nước trên thế giới. Nền tảng này em xem là điều kiện để hiện thực hóa ước mơ tương lai của bản thân.

Bài, nh: Minh Phương

 

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)