Tuyên truyền pháp luậtVăn minh đô thị

Thủ lĩnh của biệt đội nhí bảo vệ môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 4 năm thành lp bit đi nhí nhm chung tay bo v môi trưng trong khu dân cư, “Th lĩnh” Phm Công Lương (sinh năm 1957) không ch giúp các em nh gy dng mt ngun qu ln t rác thi mà còn góp phn bo v môi trưng sng xanh, sch, đp.


Các thành viên bi
t đi nhí bo v môi trưng lao đng trong ngày th by

Dy tr tình yêu môi trưng

Suốt 4 năm nay, đều đặn mỗi cuối tuần, người dân ở khu dân cư (KDC) Bình Phước 1 (phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) đã quen với hình ảnh ông Phạm Công Lương cùng đám trẻ trong KDC tất bật đi thu gom, phân loại rác. Đường phố, ngõ hẻm bao giờ cũng sạch đẹp. Ý nghĩ kêu gọi lớp trẻ cùng tham gia bảo vệ môi trường trong ông có từ lâu, nhưng mãi đến ngày nghỉ hưu ở phường ông mới có điều kiện và thời gian để thực hiện.

Ông Lương nói, làm bất cứ việc gì, đầu tiên cũng cần minh bạch và cho bà con cũng như các cháu thấy lợi ích từ việc đó. Nhặt rác cũng vậy. Việc đầu tiên sau khi nghỉ hưu là đích thân ông trong vai trò Bí thư Chi bộ KDC, đi từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền bảo vệ môi trường, vận động bà con gom rác để đúng nơi quy định. Rồi ông vận động phụ huynh cho các cháu nhỏ tham gia. Để minh chứng cho phụ huynh và các cháu thấy lợi ích từ việc nhặt rác, ông phát động phân loại với quan điểm rác không phải thứ vứt đi mà là tài nguyên. Tiền thu được từ các loại rác như chai nhựa, thùng các-tông… ông dành thuê sân đá bóng cho các cháu trong đội, mua quà Trung thu, Tết thiếu nhi, tặng học sinh giỏi, tiếp sức đến trường…

Khu phố xanh, sạch, các em nhỏ được vui chơi, phụ huynh đồng tình ủng hộ. Từ tầm chục đứa trẻ, 4 năm qua câu lạc bộ môi trường nhí của ông đã có 43 thành viên. Thường xuyên có tầm hơn 10 thành viên tham gia vào các ca thu gom, phân loại rác vào mỗi cuối tuần. Lớp sau kế lớp trước, các anh chị lớn vào THPT, đại học thì có lớp em nhỏ thế chỗ…


Ông Ph
m Công Lương cùng các thành viên câu lc b nhí bo v môi trưng phân loi rác thi

Sau 1 năm thấy hoạt động hiệu quả, chính quyền phường Thuận Phước ra quyết định thành lập hẳn câu lạc bộ, hỗ trợ xe thùng thu gom rác. Các mạnh thường quân hỗ trợ mái che điểm tập kết để tiện cho phân loại rác. “Đến nay câu lạc bộ đã gom được hơn 100 triệu đồng tiền quỹ sau 4 năm. Ngoài các hoạt động tặng quà, khuyến khích việc học của các cháu, tôi còn tổ chức cho các cháu thăm các cụ già neo đơn, gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, tặng quà Tết cho người nghèo, hỗ trợ tuyến đầu chống dịch Covid-19… Tôi tin, những bài học nhỏ ấy giúp các cháu trau dồi tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống và giàu lòng nhân ái, biết quan tâm đến người khác và tri ân những thế hệ đi trước đã đóng góp công sức bảo vệ hòa bình, độc lập”, ông Lương bộc bạch.

Làm vic nh bng tình yêu ln

Ông Phạm Công Lương quê ở Nghệ An. Thời trẻ, ông gia nhập quân ngũ vào Hải quân Vùng 5, làm nhiệm vụ ở đảo Thổ Chu, Hòn Khoai rồi tham gia chiến trường Campuchia. Năm 1981, ông chuyển ngành, về công tác ở Công ty Nông nghiệp Trung ương, đóng tại Đà Nẵng. Sau đó ông về làm Trưởng ban Tuyên giáo phường Thuận Phước suốt 10 năm. “Năm 2008, tôi được tiếp cận dự án bảo vệ môi trường của Nhật về hỗ trợ thí điểm ở phường. Tham gia nhiều buổi tập huấn và thực hành, tôi nhận ra rác là nguồn tài nguyên vô tận. Từ đó, tôi nung nấu quyết tâm sẽ thực hiện một điều gì đó để nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường sống”, ông Lương chia sẻ.

Thời điểm đó, khu vực hồ âu thuyền thuộc khu phố Bình Phước 1 toàn bùn lầy, nước đọng ô nhiễm. Ông đưa ra sáng kiến trồng cây xanh và dùng gỗ đóng khoanh vuông quanh các gốc cây, tuyên truyền bà con hạn chế xả rác bừa bãi và trồng thêm cây xanh chắn ô nhiễm. Sáng kiến đó đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen năm 2010.


Nh
ng bung chui trĩu qu đưc ông Lương trng trên các bãi đt trng đ tng bà con

Em Nguyn Trn Vy Anh, 9 tui, chia s: “Năm nay là năm th 2 em tham gia câu lc b môi trưng nhí. Dưi s hưng dn ca bác Lương, em cùng các bn biết cách phân loi rác đ gi gìn môi trưng xanh sch đp và tránh lãng phí. Em thy rt vui vì qua đó mình hc đưc nhiu bài hc b ích và thy vic làm ca mình có ý nghĩa”.

Đó cũng là động lực để ông tiếp tục công việc bảo vệ môi trường sau khi nghỉ hưu vào năm 2018. Không chỉ dẫn dắt các cháu nhỏ thu gom, phân loại rác tại nguồn mà trong khu dân cư hễ có đám đất trống nào là ông huy động các thành viên lớn của biệt đội nhí đi dọn cỏ, làm sạch mặt bằng rồi ông tự tay trồng chuối. Đến mùa chuối chín, ông phát đến từng nhà như một món quà thơm thảo. Khu dân cư Bình Phước 1 bây giờ, cùng với sự phát triển của thành phố, trên những đầm lầy bùn đọng, nhà cửa khang trang đã hiện diện. Nhìn một không gian xanh thanh bình bên cửa sông Hàn, ít ai nghĩ nơi đó từng là một trong những điểm nóng về ô nhiễm rác thải. Dọc tuyến đường Cao Xuân Dục, hàng hoa giấy thắm tươi với gần 30 gốc được trích từ quỹ thu gom rác của biệt đội nhí bảo vệ môi trường để mua cây trồng làm đẹp cảnh quan khu phố. 

Bước qua tuổi 67, ông Phạm Công Lương vẫn miệt mài cống hiến cho đời bằng những việc làm thầm lặng, đầy ý nghĩa. Điều vui nhất là nhiều bà con, từ các cụ già cho đến người trẻ đều tình nguyện tham gia hỗ trợ các hoạt động của ông và các cháu nhỏ: “Các cháu nhỏ thế mà biết bảo vệ môi trường thì chúng tôi không có lý do gì lại không làm được”. Chỉ thế, ca thu gom, phân loại rác cuối tuần nào cũng có đôi ba người lớn tham gia cùng.

Ông Lương không nói nhiều về những sáng kiến của mình. Với ông, tất cả xuất phát từ sự đồng thuận của bà con. “Đơn cử như chuyện phân loại rác tại nguồn, chúng ta áp dụng hình thức xử phạt khi bà con không tuân thủ nhưng điều đó cũng gặp nhiều vướng mắc, chỉ riêng nhân lực giám sát xử phạt thôi cũng đã là một con số khổng lồ. Nếu chúng ta thực hiện đi trước, làm đầu, tuyên truyền và hành động để bà con thấy được lợi ích, ý nghĩa thì sẽ cùng nhau làm theo. Từ đó, kết quả sẽ tốt hơn”, ông Lương dẫn chứng.

Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)