Tại Hội thảo khoa học về chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (9/12), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiến niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Văn Học cho rằng: nếu không cải thiện thu nhập của giáo viên, nghề giáo sẽ không còn hấp dẫn.
Theo ông Học, hiện nay, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo là 20% gồm cả dạy nghề.
Trong khi đó, cả nước có tới 2,4 triệu học sinh, sinh viên (HS-SV) và gần 1,5 triệu nhà giáo từ mầm non đến ĐH.
Nếu chia bình quân ngân sách trên 1 HS-SV và cho 1 nhà giáo thì rất ít.
Ông Học dẫn thống kê thu nhập của nhà giáo năm 2007.
Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục Nguyễn Thị Mỹ Lộc (bìa phải) trao đổi với 1 chuyên gia nước ngoài. (Ảnh: Cao Đăng)
Đó là ngoài lương, nhà giáo không có thưởng, không có các khoản thu nhập khác trong khi lương bình quân chưa được 2 triệu đồng/người/tháng. Với mức thu nhập như vậy, nếu không thay đổi – nghề nhà giáo trong tương lai sẽ không còn hấp dẫn nữa.
Tuy nhiên, ngân sách nhà nước có hạn nên việc trang trải phụ cấp cho nhà giáo còn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2010, chỉ tính riêng phụ cấp thâm niên chi cho 1,5 triệu nhà giáo đã là gần 10 tỷ đồng.
Thực tế, nhà nước cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích như miễn giảm học phí cho SV trường sư phạm; Có chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục…
Nhưng theo Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) Nguyễn Thị Mỹ Lộc, trong chính sách đối với nhà giáo vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt là thiếu cơ chế thu hút người giỏi vào nghề sư phạm và các chế độ chính sách ưu đãi giảng viên giỏi. Lương giảng viên nhận được hiện còn thấp, được trả dựa trên thâm niên công tác chứ chưa dựa trên năng lực và hiện quả công việc…
Nhưng theo Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) Nguyễn Thị Mỹ Lộc, trong chính sách đối với nhà giáo vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt là thiếu cơ chế thu hút người giỏi vào nghề sư phạm và các chế độ chính sách ưu đãi giảng viên giỏi. Lương giảng viên nhận được hiện còn thấp, được trả dựa trên thâm niên công tác chứ chưa dựa trên năng lực và hiện quả công việc…
GS Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho rằng, giáo dục là "cái" gì đó rất thiêng liêng, nhưng lại tồn như một dịch vụ công – mối quan hệ này cần được làm rõ. Đã là dịch vụ thì phải chi phí, phải hạch toán, GS Giang nói.
Còn theo bà Lộc, để thu hút người giỏi thi vào ngành sư phạm thì nhà nước nên có hệ thống hỗ trợ tài chính và các học bổng để thu hút những học sinh có năng lực vào ngành sư phạm.
Ngoài ra, có định hướng nghề nghiệp giáo viên cho học sinh các trường phổ thông.
Và đặc biệt là cải tiến chế độ tiền lương và chế độ hưu trí cho nhà giáo theo hướng trả lương dựa trên năng lực…
Ngoài ra, có định hướng nghề nghiệp giáo viên cho học sinh các trường phổ thông.
Và đặc biệt là cải tiến chế độ tiền lương và chế độ hưu trí cho nhà giáo theo hướng trả lương dựa trên năng lực…
Kiều Oanh/Vietnamnet
Bình luận (0)