Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thủ phạm gây hại não

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Chất ngọt. Để có một bộ não khỏe mạnh, điều đầu tiên cần làm là hạn chế tối đa chất ngọt trong thực đơn hằng ngày. Có ít nhất hai cơ chế mà thông qua đó, chất ngọt (chẳng hạn như đường) có thể gây ra một số phản ứng độc hại cho sức khỏe tinh thần.
 
Dùng nhiều chất ngọt không tốt cho sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Đầu tiên, đường ngăn chặn hoạt động của một hormone tăng trưởng quan trọng trong não có tên BDNF. Khi mức BDNF thấp, rất dễ dẫn đến chứng trầm cảm. Thứ hai, ăn các loại thực phẩm chứa đường sẽ kích hoạt vô số các phản ứng hóa học trong cơ thể gây viêm hệ thống miễn dịch. Theo thời gian, tình trạng viêm sẽ làm gián đoạn hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch và tàn phá bộ não.
Trong một nghiên cứu về tác động của aspartame (một hóa chất tạo vị ngọt thay cho đường, thường gọi là đường hóa học) trên người bị rối loạn tâm trạng, kết quả cho thấy một sự gia tăng đáng kể các triệu chứng đối với những người dùng aspartame. 50% của aspartame là a xít amin phenylalanine. Lượng phenylalanine khi đi vào cơ thể quá nhiều sẽ gây tổn thương não và làm ảnh hưởng tới khả năng nhận thức của con người.
Sản phẩm độc hại. Cuộc sống chúng ta hiện nay đang ngập tràn các hóa chất độc hại, chẳng hạn như hóa chất được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng thông thường, hóa chất trong các sản phẩm làm đẹp… Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất gây này sẽ gây tác động xấu đến não bộ cũng như làm ảnh hưởng đến nội tiết tố của cơ thể.
Kim loại nặng. Ngộ độc kim loại nặng được xem là tác nhân gây hại cho não. Ngộ độc thủy ngân hay chì kéo dài thường dẫn đến các bệnh mãn tính như trầm cảm, lo âu, mệt mỏi và được liên kết với cả rối loạn tâm trạng, rối loạn não. Bỏng ngô, trứng muối, bia… là những thực phẩm có hàm lượng chì cao. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chì có thể giết chết các tế bào não, làm tổn thương đại não. Nhôm có nhiều trong các loại thực phẩm chiên rán. Thường xuyên ăn các thực phẩm có hàm lượng nhôm cao sẽ khiến trí nhớ giảm sút, thậm chí còn gây ra chứng đần độn.
Nhiễm trùng đường ruột mãn tính. Để có một bộ não khỏe mạnh, cần có một đường ruột khỏe mạnh. Theo Msn, ruột được xem là bộ não thứ hai với khoảng 95% serotonin cư trú ở đó. Serotonin đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự vận động, cảm nhận đau và sự bài tiết của ruột. Nhiễm trùng đường ruột mãn tính thường liên quan việc tiềm ẩn nấm hoặc vi khuẩn trong đó. Những nấm men và vi khuẩn này sẽ tàn phá ruột và gây ra nhiều rối loạn cho tâm trạng cũng như não.
theo TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)