Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Thư pháp Việt – Tâm hồn Việt” đến với bảo tàng

Tạp Chí Giáo Dục

Bo tàng TP.HCM va t chc bui sinh hot chuyên đ “Thư pháp Vit – Tâm hn Vit” nhm to điu kin cho sinh viên và du khách có thêm nhng hiu biết, tri nghim các giá tr ca b môn ngh thut thư pháp. Qua đó góp phn bo tn và phát huy giá tr ch Vit, văn hóa Vit trong thi hin đi.


ThS. Nguyn Hiếu Tín tng bc thư pháp cho bà H Th Ngc Bình – Phó Giám đc Bo tàng TP.HCM

Thư pháp Vit đnh hình trong tâm hn Vit

Thật vinh dự khi tôi được mời làm diễn giả chuyên đề này để khái quát về nguồn gốc, giá trị của thư pháp chữ Việt, đồng thời thấy được ý nghĩa, vai trò của thư pháp chữ Việt trong lưu giữ giá trị hồn văn hóa dân tộc Việt cho du khách và các bạn trẻ nghe.

Thư pháp chữ Việt, một cuộc hành trình không ồn ào, nhưng trải qua nhiều thăng trầm, thử thách và giờ đây có thể nói nó thật sự được yêu mến, và đầy sự mong chờ ở tương lai.


Thư pháp ch “Nhn” ca Nguyn Hiếu Tín

Như một mạch ngầm, tồn tại lặng lẽ với thời gian, nhưng nghệ thuật thư pháp lại có vị trí đáng kể và hàm chứa nhiều giá trị nhân bản, đạo đức xã hội trong thế giới nghệ thuật. Nó thực sự đã vượt khỏi chức năng thông tri của mình và đi thẳng vào thế giới tâm linh của con người. Chính vì vậy, cùng với hội họa âm nhạc, thi ca, thư pháp được nhìn nhận là nghệ thuật đặc thù “cao cấp”, là biểu tượng thẩm mỹ của nền văn hóa dân tộc ở một số nước phương Đông. Thư pháp Trung Hoa được xem là “linh hồn của mỹ thuật” sánh ngang với các nền nghệ thuật hội họa, âm nhạc… Ở Nhật Bản thư pháp được nâng lên thành đạo – “Thư đạo” (shodo) – đó là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa thiền đạo và nghệ thuật thể hiện. Đối với các quốc gia Hồi giáo sử dụng chữ ARập, họ xem thư pháp là “nghệ thuật thị giác hàng đầu” và trở thành một phần trang trí chính trong các đền thờ đạo Hồi, lâu đài, trường học, dinh thự… Có thể nói, thư pháp có giá trị to lớn trong đời sống tinh thần của nhiều dân tộc trên thế giới.

Có thể nói, nếu thư pháp Trung Quốc mang tính khuôn khổ, tuân theo nguyên tắc hay thư đạo Nhật Bản liên kết chặt chẽ với thiền định, viết theo tâm trạng và nổi bật ở sự sáng tạo, cách tân trong nghệ thuật; hoặc nghệ thuật viết chữ của các nước châu Âu có tính khoa học, ứng dụng thực tế trong đời sống thì thư pháp chữ quốc ngữ Việt Nam chủ yếu mang tính hài hòa, là sự sáng tạo độc đáo của người dân khi kết hợp cái thần của ngọn bút lông và nét chữ quốc ngữ.

Người Việt Nam đã từ lâu trong truyền thống hiếu học và ngay trong nền giáo dục hiện đại hôm nay, vẻ đẹp của chữ viết luôn được đề cao. Ngôn ngữ dân tộc luôn được nhìn nhận toàn diện trong sự gắn bó giữa mỹ thuật trình bày chữ với thông tin biểu đạt nghĩa, gắn bó hình thức và nội dung, để từ sự nhìn nhận này đưa ra khuôn mẫu chữ tốt văn hay cho học vấn, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo của mỗi người viết, làm chủ cây bút, nắm vững thư pháp khiến chữ quốc ngữ trở nên đa dạng hơn, có được vẻ đẹp thanh thoát như rồng bay phượng múa.

Sự xuất hiện của thư pháp chữ Việt là bước chuyển đột phá mang tính sáng tạo trong nghệ thuật dân tộc. Với sự trân trọng kế thừa và phát triển vốn văn hóa truyền thống, làm chủ cái gốc của mình, đồng thời trân trọng vốn di sản của nghệ thuật nhân loại, các thư hữu đã cố gắng tạo nên những tác phẩm thư pháp đặc sắc, không chỉ cho chúng ta những ấn tượng thị giác và xúc cảm thẩm mỹ sâu sắc mà còn có sức thu hút và làm ngạc nhiên nhiều bạn bè quốc tế. Nhưng quan trọng hơn, thư pháp chữ Việt đã định hình được phong cách Việt và mang tâm hồn Việt…

Sinh viên và du khách hòa mình cùng thư pháp

Bà Hồ Thị Ngọc Bình – Phó Giám đốc Bảo tàng TP.HCM chia sẻ, thư pháp là một bộ môn nghệ thuật đã có lịch sử hình thành lâu đời và gắn bó mật thiết, gần gũi của người dân. Ngày xưa, ông bà ta có câu nói nổi tiếng “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng”, trong đó nhấn mạnh thú chơi chữ thư pháp đứng hàng đầu.


Sinh viên và du khách tri nghim viết thư pháp ti Bo tàng TP.HCM

“Thông qua buổi sinh hoạt chuyên đề “Thư pháp Việt – Tâm hồn Việt”, Bảo tàng TP.HCM mong muốn giới thiệu cho du khách và các bạn trẻ hiểu hơn về thư pháp chữ Việt – một bộ môn nghệ thuật đã có lịch sử hình thành lâu đời và gắn bó mật thiết, gần gũi của người dân, thể hiện tinh thần yêu chữ và trọng chữ của bao thế hệ người Việt vẫn được nâng niu, giữ gìn từng câu chữ tiếng Việt, là niềm tự hào của dân tộc. Cũng trong chương trình, sinh viên đã tham gia trải nghiệm viết thư pháp và trình bày, giới thiệu ý nghĩa các chữ Việt trong tác phẩm thư pháp của mình như một cách kế thừa văn hóa truyền thống của các bậc truyền nhân” – bà Hồ Thị Ngọc Bình cho biết!

Đối với nước ta, ngay từ xa xưa, khi ông cha chúng ta còn dùng chữ Hán, chữ Nôm làm chữ viết chính thống thì sự quý chữ, trân trọng chữ và kính chữ đã đạt đến tột đỉnh. Điều này được đặt lên hàng đầu và rất được coi trọng của bậc thang và con đường đi vào thế giới học vấn của mỗi người. Hơn thế nữa, nó còn được coi là một trong những chuẩn mực làm nên nhân cách con người. Viết chữ đẹp còn luôn luôn là niềm khát khao và ngưỡng vọng của bất cứ thế hệ nào ở bất cứ miền nào trong đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Phan Ngọc viết rằng “Khi bước vào một căn nhà Việt Nam cái đập vào mắt ta là câu đối, trướng, hoành phi nhắc chúng ta nhớ đến văn hóa tổ tiên. Tại sao cái tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam không phải là những kiến trúc nguy nga của vua chúa, mà là chữ ? Chữ ghi lại trong các câu đối, hoành phi, trong các gia phả, trong trí nhớ mọi người”.

Hiện nay, thế giới đang có xu hướng khai thác những giá trị văn hóa truyền thống phương Đông và đang trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa. Trong chiều hướng đó, nghệ thuật thư pháp chữ Việt sẽ dễ hòa nhập hơn bởi khả năng tích hợp Đông – Tây của mình. Và trong tương lai sẽ tươi sáng hơn, đóng góp vào nền nghệ thuật dân tộc một mảng nghệ thuật không kém phần độc đáo. Đây chính là yếu tố làm cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam vốn đã phong phú, nay lại càng phong phú và đa dạng hơn. Hy vọng, việc chơi thư pháp, thưởng lãm thư pháp chữ Việt hiện nay không chỉ dừng lại ở tính phong trào mà là sự hiện diện có ý nghĩa của một thú chơi tao nhã, phát huy được cái đẹp, cái hồn của mỗi chữ Việt trong lòng người dân nước Việt.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)