Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thủ thuật để làm tốt bài thi Vật lý, Hoá học

Tạp Chí Giáo Dục

Với hình thức thi trắc nghiệm có 4 phương án trả lời A, B, C, D thì chỉ cần một vài mẹo và thủ thuật nho nhỏ là thí sinh có thể làm tốt được các câu hỏi Vật lý mà không cần phải “tốn sức”.

> Dán ảnh khác nhau có ảnh hưởng đến việc dự thi?

> Làm thủ tục dự thi: 6 điều lưu ý

Theo kinh nghiệm của những thí sinh từng đạt điểm cao khi thi ĐH, CĐ thì bí quyết để giải quyết nhanh các bài thi trắc nghiệm Vật lý, Hoá học là bình tĩnh, không vội vàng, hấp tấp. Nếu có thêm một chút “thủ thuật” thì quá tuyệt.

Ba mẹo làm bài thi tốt

1. Biết cách phân phối thời gian hợp lý khi làm bài

Đối với thi trắc nghiệm bạn nên hạn chế tối đa việc tóm tắt đề vì khâu này hoàn toàn không có điểm. Công sức của bạn chỉ được công nhận khi chọn đáp án đúng mà thôi.

Do thời gian đối với môn thi trắc nghiệm rất hạn chế nên bạn cần tuân thủ một nguyên tắc cơ bản đó là câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Mặc dù được nhiều thầy cô nhắc nhở về điều này nhưng nhiều sĩ tử khi làm bài vẫn đâm đầu vào làm các câu hỏi khó trước. Việc làm này sẽ gây ra cho các thí sinh áp lực tâm lý khi không thể giải quyết câu khó trong một thời gian ngắn bên cạnh đó sẽ dễ xảy ra tình trạng không còn kịp thời gian để làm các câu hỏi dễ. Vì thế, kết quả bài thi không cao.

2. Đừng quá làm tắt, làm ẩu

Nhiều thí sinh cho rằng, đối với thi trắc nghiệm thì không cần phải làm theo trình tự mà chỉ cần làm tắt sau đó tính kết quả là được. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi trắc nghiệm lại đòi hỏi tình cẩn thận và nhẫn nại. Nếu bạn là người nắm về kiến thức vật lý (hoá học) không có vững chắc nhưng lại nóng vội bỏ qua các bước trung gian thì sẽ dễ mắc những sai lầm cơ bản và dẫn đến tính không thể ra được đáp số.

3. Không nên tính toán thay số quá nhiều lần

Nếu bạn thay số và tính toán nhiều lần thì sẽ dẫn đến tính trạng sai số gia tăng và chắc chắn bạn không thể tìm ra được đáp án đúng.

Chính vì thế hãy hạn chế thay số tính toán từng bước mà hãy tìm ra công thức cuối cùng sau đó mới đưa các số liệu vào. Với phương thức như vậy thì bạn sẽ tìm sẽ được một đáp số tròn chỉnh chứ không bao giờ gần đúng hoặc sát với đáp án đưa ra.

6 thủ thuật để giải nhanh và tránh sai lầm

1. Phao cứu trợ 50/50

Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.

Điều này rất dễ hiểu bởi vì không thể có chuyện hai đáp án này cùng đúng hoặc cùng sai. Chính vì vậy khi gặp câu hỏi mà cho đáp án như vậy thì bạn đã được trợ giúp 50/50.

2. Hãy chú ý đến đơn vị đo

Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì bạn đừng nên tính toán vội, rất có thể câu hỏi này muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí, hoá học).

3. Đừng vội mừng với đáp án tìm được

Khi tính toán ra một kết quả mà trùng với một trong 4 đáp án thì bạn đừng nên vội vàng khoanh tròn. Mỗi đại lượng vật lí (hoá học) còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa. Do đó bạn cần phải xem xét kỹ lại trước khi khoanh tròn.

Theo đánh giá của các cựu sĩ tử thì dạng câu hỏi này đánh lừa những thí sinh có tính chủ quan.

4. Đối chiếu đáp án với những kiến thức đã biết

Bất kì một bài toán Vật lý/Hoá học nào cũng liên quan đến những kiến thức hết sức cơ bản. Nếu bạn tinh ý một chút là hoàn toàn có thể loại được những đáp án không có tính “khả thi”

Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực…

5. Nên cẩn thận với những từ phủ định

Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Thông thường đối với những dạng câu hỏi này thí sinh được hay nhầm lần vì không đọc kỹ. Khi thấy câu hỏi nằm trong phần kiến thức đã học thì đã vội vàng trả lời ngay mà không hề biết người ra đề đã đánh lừa bạn.

Bạn nên nhớ, không phải ngẫu nhiên mà người ra đề lại in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định. Do đó, hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.

6. Hãy tỉnh táo với các câu hỏi chọn đúng/sai

Tương tự giống như các câu hỏi có chứa các từ phủ định thì đối với dạng câu hỏi này bạn phải hết cảnh giác. Hãy đọc cho hết câu hỏi trước khi tìm đáp án đúng. Thực tế có thí sinh chẳng đọc hết câu đã vội trả lời.

Nguyễn Hùng tổng hợp (dan tri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)