Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn: Vẫn không giảm được áp lực khi xét tuyển sớm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Th trưng B GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhn đnh, trưc kia thí sinh áp lc cao khi d mt k thi chung đ tuyn sinh ĐH thì hin nay, áp lc này ri đu c năm, thm chí còn tăng lên do tham gia nhiu phương thc xét tuyn sm.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu

Vấn đề siết chỉ tiêu xét tuyển sớm tiếp tục được bàn thảo vào tuần qua khi Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm về dự thảo “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, tuyển sinh trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non” với sự tham gia của đại diện nhiều sở GD-ĐT, trường ĐH.

Tại tọa đàm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, các năm qua, hầu hết trong những lần sửa đổi thông tư dù lớn hay nhỏ, Bộ GD-ĐT đều xin ý kiến rộng rãi từ các chuyên gia, thầy cô trực tiếp đào tạo, quản lý có kinh nghiệm để bàn bạc, đưa ra những gì tối ưu nhất.

Đối với quy định xét tuyển sớm trong dự thảo, Thứ trưởng đặt câu hỏi: “Tại sao nhiều năm nay, các trường phải vất vả “chạy đua” xét tuyển sớm? Vận dụng tự chủ, từ một vài trường ĐH thực hiện xét tuyển sớm, đến nay đã có 2/3 số trường làm điều này. Việc các trường dùng nhiều phương thức xét tuyển sớm với những yêu cầu khác nhau đã gây vất vả cho thí sinh, người dân”. Theo Thứ trưởng, trước kia, thí sinh áp lực cao khi dự một kỳ thi chung để tuyển sinh ĐH thì hiện nay, áp lực này rải đều cả năm do tham gia nhiều phương thức xét tuyển sớm của các trường. Áp lực này thậm chí còn tăng lên chứ không hề giảm. Trong khi đó, dù các trường xét tuyển sớm hay muộn, cuối cùng tổng số thí sinh vẫn vậy và cũng đều phải cạnh tranh với nhau.

Ngoài ra, Thứ trưởng còn nhấn mạnh, việc thi, xét tuyển ĐH tác động đến việc dạy và học ở bậc phổ thông. Giảm thời gian học 1 học kỳ thì chất lượng giảm đi rất nhiều. Ở bậc THPT, có 6 học kỳ nhưng nếu các em trúng tuyển sớm, bỏ cả một học kỳ cuối của lớp 12 sẽ dẫn đến không đảm bảo chất lượng.

Bà Vương Hương Giang (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội) bày tỏ đồng thuận với chủ trương giảm quy mô chỉ tiêu xét tuyển sớm của các trường ĐH và quy định điểm trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung. “Những năm qua, khi triển khai hỗ trợ thí sinh tham gia xét tuyển sớm, Sở GD-ĐT Hà Nội nhận thấy các trường THPT mất rất nhiều thời gian, công sức để in sao học bạ, xác nhận hồ sơ cho thí sinh đăng ký xét vào nhiều cơ sở đào tạo trong khi đây lại là thời gian cao điểm của kỳ thi tốt nghiệp” – bà nói.

Hơn nữa, sau khi có kết quả trúng tuyển, thí sinh có tâm lý không tiếp tục tập trung ôn tập do chỉ cần đạt được ngưỡng tốt nghiệp THPT. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi và ảnh hưởng đến tâm lý ôn tập của các thí sinh khác. Vì thế, bà Giang cho rằng, việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm trúng tuyển giúp giảm được các tồn tại nêu trên. Bà cũng đồng tình với quy định xét học bạ phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh. Có như vậy mới đảm bảo đánh giá kiến thức của thí sinh trong toàn cấp THPT và tránh được hiện tượng học lệch hoặc bỏ không học một số môn ở học kỳ cuối của lớp 12.

PGS.TS Nguyễn Đào Tùng (Giám đốc Học viện Tài chính) thì đề xuất bỏ luôn hình thức xét tuyển sớm, vì cho rằng con số 20% chỉ tiêu dành cho xét tuyển sớm không mang nhiều ý nghĩa. Cùng với đó, để các trường có đủ thời gian tuyển sinh khi bỏ xét tuyển sớm, nên xét đợt 1 sớm hơn so với các năm. Ông Tùng đánh giá, khi các trường ĐH đều xét tuyển sớm thì trường phổ thông gia tăng khối lượng việc và học sinh cũng không quan tâm nhiều đến học kỳ 2 năm lớp 12.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)