Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi: Giáo dục khởi nghiệp cần sự tham gia, hỗ trợ của toàn xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc khi nghip không ch đòi hi s chung tay ca sinh viên, giáo viên, nhà trưng, các cơ quan ban ngành mà còn cn s tham gia, h tr ca toàn xã hi. mt sc phát trin, h thng h tr khi nghip tương đi hoàn chnh t h tr tài chính, chính sách, dch v đến h tr dư lun…


Th trưng B GD-ĐT Nguyn Th Kim Chi phát biu ti ngày hi khi nghip quc gia ca hc sinh, sinh viên năm nay

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi trong một sự kiện lớn về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên mới đây đã đề cập nội dung trên đồng thời cho biết, thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ban ngành… tiếp tục triển khai có hiệu quả 5 nội dung nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong ngành giáo dục.

Nhiều nỗ lực của học sinh, sinh viên đã “đơm hoa kết trái”

Thứ trưởng nhận định, thời gian qua, khởi nghiệp đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, ở tất cả các địa phương, các cấp, ngành. Bộ GD-ĐT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường học. Cụ thể như trình Chính phủ ban hành nghị định quy định các hoạt động khoa học công nghệ trong cơ sở giáo dục ĐH; ban hành quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.

Đối với cấp THCS và THPT, hơn 60% các địa phương triển khai xây dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp; nhiều cơ sở giáo dục đã tổ chức những hoạt động dưới những hình thức phong phú, đa dạng như lồng ghép vào chương trình môn học, các hoạt động giáo dục ngoại khóa, câu lạc bộ… Ở bậc ĐH, 100% cơ sở giáo dục ĐH ban hành quy định hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giảng viên, sinh viên. Gần 30% cơ sở giáo dục ĐH hình thành và phát triển trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; 90% tham gia các mạng lưới khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hợp tác với các cơ sở giáo dục ĐH khác. Chương trình ươm tạo, đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho giảng viên và người học được các cơ sở giáo dục ĐH quan tâm.

Thứ trưởng cho rằng nền tảng của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nghiên cứu khoa học, là tri thức, là thực tiễn cuộc sống. Hằng năm, Bộ GD-ĐT phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Vifotech triển khai cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học với khoảng 150 dự án/năm. Báo cáo của các địa phương cho thấy số lượng dự án, số học sinh tham gia tăng dần. Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức là sân chơi trí tuệ lớn hằng năm thu hút hơn 1.500 sinh viên của hơn 110 cơ sở giáo dục ĐH với khoảng 500 đề tài.


Sinh viên Trưng ĐH Công thương TP.HCM trình bày v d án thi khi nghip cp trưng năm 2024

Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên còn được tham gia các cuộc thi, hội thi, giải thưởng của các bộ, ngành, tổ chức khác. Đến nay, ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên đã thu hút hơn 3.000 dự án, hơn 4.000 ý tưởng với trên 20.000 học sinh, sinh viên. “Có thể thấy, học sinh, sinh viên thời đại 4.0 không chỉ được trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ mà còn kinh nghiệm tham gia các dự án, hoạt động nghiên cứu, hoạt động thực tiễn. Nhiều nỗ lực của học sinh, sinh viên và cơ sở giáo dục – đào tạo đã đơm hoa kết trái” – Thứ trưởng cho biết.

Việc tạo lập môi trường hỗ trợ khởi nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên. Một số trường phổ thông đã được hỗ trợ, đầu tư các phòng học STEM, phòng thực hành cho học sinh; tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho đội ngũ giáo viên. Tính đến nay, gần 75% cơ sở giáo dục ĐH đã hình thành không gian khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để sinh viên phát triển các ý tưởng.

Gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp để vừa hướng nghiệp cho người học vừa thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục ĐH. Hiện bình quân mỗi cơ sở giáo dục ĐH hợp tác với khoảng 60 doanh nghiệp. Trong đó, một số ĐH, trường ĐH hợp tác với hơn 1.000 doanh nghiệp trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu.

Đặc biệt, việc chủ động, tích cực hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam là điều được Thứ trưởng nhấn mạnh. Bà Chi cho rằng, ở các nước có nền kinh tế phát triển, giáo dục khởi nghiệp tương đối hoàn chỉnh với nội dung, hình thức phong phú và đa dạng từ việc trau dồi kiến thức, thái độ đến kỹ năng. Giáo dục khởi nghiệp không chỉ đòi hỏi sự chung tay của sinh viên, giáo viên, nhà trường, các cơ quan ban ngành mà còn cần sự tham gia, hỗ trợ của toàn xã hội.

“Ở một số nước phát triển, hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp tương đối hoàn chỉnh từ hỗ trợ tài chính, chính sách, dịch vụ đến hỗ trợ dư luận. Thời gian qua, nhiều địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Hải Phòng… và nhiều cơ sở giáo dục ĐH đã chủ động đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm tiếp cận phương pháp mới, cách làm hay, học hỏi kinh nghiệm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” – Thứ trưởng đánh giá.

Năm nội dung nhằm thúc đẩy khởi nghiệp thời gian tới

Cho rằng những kiến thức về kinh tế, tài chính, kinh doanh, khởi nghiệp đều quan trọng trong thế kỷ 21, Thứ trưởng khẳng định thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ban ngành… tiếp tục triển khai có hiệu quả 5 nội dung nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong giáo dục.

Thứ nhất, tiếp tục phối hợp với các đơn vị hữu quan triển khai những nhiệm vụ giải pháp của “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; tham gia triển khai thực hiện các đề án, chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức đánh giá, tổng kết đề án và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho học sinh, sinh viên giai đoạn tiếp theo theo hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Thứ hai, tiếp tục rà soát, sửa đổi, cập nhật, ban hành và đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho học sinh, sinh viên gắn với giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học và hướng nghiệp.

Thứ ba, phía các trường phổ thông thì chủ động cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp. Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, các chương trình giáo dục gắn với những hoạt động thực tiễn để các em sớm hình thành ý chí lập thân lập nghiệp.

Thứ tư, các cơ sở giáo ĐH học tiếp tục phát huy, nhân rộng kết quả đã đạt được; đồng thời khẩn trương xây dựng những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế để triển khai có hiệu quả các quy định về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Thứ năm, thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, hợp tác quốc tế nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)