Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Công tác kiểm tra thi kỹ lưỡng sẽ hạn chế rủi ro

Tạp Chí Giáo Dục

Vic thanh tra, kim tra đưc thc hin tt s to nên k lut, k cương trưng thi; đm bo tính khách quan, công bng. Nếu đ đim thi nào đó lơi lng, không nghiêm túc s gây mt công bng. Công tác kim tra trưc k thi càng kng, càng chu đáo thì càng hn chế ri ro.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh nội dung trên tại hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dành cho các sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục ĐH từ Đà Nẵng trở vào, diễn ra tại TP.HCM cuối tuần qua.

Khong 25.000 thí sinh d thi theo chương trình cũ

Thứ trưởng cho biết, việc tập huấn công tác thanh – kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD-ĐT tổ chức định kỳ hằng năm. Riêng kỳ thi năm nay có những điểm mới rất quan trọng. Đó là kỳ thi đầu tiên được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lẫn Chương trình 2006. Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho thấy, cả nước có khoảng 25.000 thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Do đó, công tác coi thi, chấm thi, ra đề… được song song tổ chức.

Đồng thời, cả nước tổ chức kỳ thi trong bối cảnh thực hiện sắp xếp bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp; qua đó, sáp nhập một số tỉnh/thành, bỏ chính quyền cấp huyện, thanh tra sở cũng chuyển về thanh tra tỉnh, thanh tra bộ chuyển về thanh tra Nhà nước… Những điều chỉnh này sẽ tác động ít hoặc nhiều tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức kỳ thi. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã chủ động chuẩn bị rất sớm, từ phương án thi, cấu trúc đề thi đến tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo.

Trong bối cảnh chung đó, có 1 công việc hết sức quan trọng, đó là thanh tra, kiểm tra kỳ thi. Theo Thứ trưởng, việc thanh tra được thực hiện tốt sẽ tạo nên kỷ luật, kỷ cương trường thi; đảm bảo tính khách quan, nghiêm minh, công bằng cho kỳ thi. Nếu để điểm thi nào đó lơi lỏng, không nghiêm túc sẽ gây mất công bằng. Cho nên vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ thanh tra rất quan trọng.

Thứ trưởng đề nghị thống nhất phương châm thanh – kiểm tra “chủ động, kịp thời”. Theo Thứ trưởng, mục tiêu cao nhất của thanh – kiểm tra là chủ động ngăn ngừa, phát hiện; còn xử lý là điều không mong muốn và là cái đi sau cùng. Đồng thời, nhận thấy quy chế, quy định nào bất cập thì tư vấn để sau này kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý các cấp chỉnh sửa thể chế trong công tác thanh – kiểm tra. Nội dung thanh tra ở cả 3 thời điểm trước, trong và sau kỳ thi đều hướng tới phương châm “không bỏ sót”; tất cả các khâu, công đoạn đều phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ sản phẩm, rõ thời gian. Về phương pháp, sẽ thanh tra theo kế hoạch; thanh – kiểm tra đột xuất. Trong đó, kiểm tra theo diện rộng, ở mọi khâu, mọi đối tượng; còn thanh tra thì trọng tâm, trọng điểm.

B s thành lp các đoàn kim tra các tnh

Đối với cán bộ thanh – kiểm tra, Thứ trưởng cho hay sẽ mở rộng với yêu cầu nắm vững quy chế; xử lý theo quy định, công khai, minh bạch; trong quá trình làm việc phải nghiêm túc nhưng tinh thần cởi mở, nhẹ nhàng, thân thiện. Thứ trưởng nhắc lại 5 yếu tố vừa là chỉ đạo, vừa làm nên thành công của kỳ thi năm ngoái và vẫn có giá trị đến hiện nay. Đó là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải toàn diện, sâu sát; công tác chuẩn bị phải chu đáo, kỹ lưỡng; công tác phối hợp phải nhịp nhàng, thông suốt; công tác chuyên môn nghiệp vụ phải vững vàng, chắc chắn; công tác truyền thông phải chủ động, kịp thời.

Thứ trưởng cũng cho biết, ngay đầu tháng 6 này, bộ sẽ thành lập các đoàn kiểm tra ở các tỉnh. Công tác kiểm tra trước kỳ thi càng kỹ lưỡng, càng chu đáo bao nhiêu thì càng hạn chế rủi ro bấy nhiêu.

Tại hội nghị, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương cũng thông tin, cho đến ngày 1-6, Bộ GD-ĐT cùng với các sở GD-ĐT đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu tuyển sinh. Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT rất đặc biệt vì có 2 bộ đề thi cho hai chương trình giáo dục phổ thông 2006 và 2018. Điều này đòi hỏi sự kỹ lưỡng, rõ ràng trong công tác kiểm tra thi.

Ông Chương nhấn mạnh điểm khác biệt trong tổ chức thi cho thí sinh ở 2 chương trình. Cụ thể, ở số lượng đề thi trắc nghiệm, với phòng thi cho thí sinh thi theo chương trình 2006, in đủ 24 mã đề (thường 4-5 tờ giấy A4); với phòng thi cho thí sinh thi theo chương trình 2018, in theo số môn thi và tổng lượng thí sinh tham gia (in 2 mặt trên một tờ A3) để tối ưu và thuận lợi hơn. Thời gian dự thi giữa 2 môn trong bài thi tự chọn/tổ hợp ở chương trình giáo dục 2006 là 10 phút và 15 phút cho chương trình 2018. Đặc biệt, với chương trình cũ, thí sinh được mang Atlat địa lý vào phòng thi nhưng với chương trình mới thì không.

Mê Tâm

Bình luận (0)