Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Không có lý do để Thông tư 29 làm giảm chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tạp Chí Giáo Dục

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Không có lý do để Thông tư 29 làm giảm chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Không có lý do để Thông tư 29 làm giảm chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT Audio

Thông tư 29 nhm qun lý ch không cm dy thêm, hc thêm. Còn ôn thi cho hc sinh là trách nhim ca các thy cô, nhà trưng. Không có lý do đ Thông tư 29 làm gim cht lưng k thi tt nghip THPT. Nếu hot đng dy hc hng ngày, hng k và hng năm đu tt thì k thi tr nên nh nhàng và không áp lc.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã khẳng định điều này tại hội nghị – tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ GD-ĐT tổ chức ở TP.HCM ngày 3-4.

Thí sinh tăng gây áp lc cho các thành ph ln

Năm nay, cả nước có hơn 1,1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, tăng so với con số 1,06 triệu thí sinh năm ngoái. Điểm đáng chú ý, đây là năm kỳ thi được tổ chức song song cho hai đối tượng là thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục phổ thông cũ (chương trình 2006) và thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018).

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội năm nay dự kiến có khoảng 126.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, tăng khoảng 17.000 thí sinh, gây áp lực rất lớn cho công tác chuẩn bị. Hà Nội dự kiến có 250 điểm thi, 5.000 phòng thi, 16.000 người tham gia công tác tổ chức thi. Với số lượng thí sinh lớn, lại dự thi cả hai chương trình, lãnh đạo sở này đề xuất Bộ GD-ĐT cung cấp đề thi cho Hà Nội sớm hơn 2 ngày thay vì 1 ngày như các năm để kịp in sao; tránh tình trạng bị cập rập như năm trước.

Đồng tình với ý kiến của Sở GD-ĐT Hà Nội, ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cũng đề xuất được cung cấp đề thi sớm. Bởi năm nay, TP.HCM cũng có số lượng thí sinh lớn tương đương Hà Nội. Riêng số thí sinh tự do (dự thi chương trình cũ) dự kiến gần 10.000. Việc tổ chức cho hai đối tượng thí sinh dự thi cùng một thời điểm đem đến nhiều lo lắng. Chính vì vậy, theo ông, nên chuyển đề thi của chương trình 2018 vào trước, chương trình 2006 vào sau nhằm tránh việc nhầm lẫn giữa hai đề. Ông Quốc còn đề xuất nên có sự chỉ đạo rõ về sự phối hợp giữa các địa phương, tránh tình trạng thí sinh tự do ở địa phương này ít quá chuyển về địa phương khác dự thi, gây khó khăn cho nơi nhận.

Đại diện các sở GD-ĐT dự hội nghị

Với hơn 20.000 thí sinh sẽ dự thi tốt nghiệp THPT năm nay, Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân chia sẻ, tỉnh có áp lực rất lớn vì đây là con số không nhỏ. Tỉnh bố trí 33 điểm thi, 900 phòng thi, trong đó dự kiến có 2 phòng thi cho thí sinh thi chương trình 2006. Đặc biệt, tỉnh cũng bố trí trên 3.000 cán bộ tham gia công tác tổ chức thi. Đây cũng là con số rất lớn, cùng với lượng thí sinh tham gia đông đặt ra 1 áp lực đáng kể đối với địa phương. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau Tạ Thanh Vũ thì thông tin, thực hiện Thông tư 29, tỉnh này đã động viên các trường THPT chỉ đạo giáo viên tự nguyện ôn tập cho học sinh. Vì vậy, toàn bộ 32 trường THPT trên địa bàn, giáo viên đều tự nguyện ôn tập phụ đạo cho học sinh. Tuy nhiên, ông Vũ bày tỏ lo ngại rằng với chỉ đạo của Thông tư 29 và một số điểm mới, không biết chất lượng thi tốt nghiệp THPT của thí sinh năm nay có bị giảm so với năm trước?

Không có lý do đ Thông tư 29 làm gim cht lưng k thi

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định, năm nay, cả nước tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh các tỉnh, các bộ ngành đang thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương Đảng, sắp xếp lại tổ chức bộ máy cũng như các chính quyền cơ sở, chính quyền tỉnh, bỏ chính quyền cấp huyện… nên cũng có những tác động, ảnh hưởng tới công tác tổ chức chỉ đạo kỳ thi.

Cũng như năm trước, yêu cầu chung là tổ chức kỳ thi năm nay an toàn, nghiêm túc, công bằng, hiệu quả, giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh, cho lực lượng làm nhiệm vụ tại kỳ thi. Để thực hiện được yêu cầu này, theo Thứ trưởng, cần tập trung vào 8 nhóm vấn đề.

Thứ nhất, làm tốt việc dạy – học, ôn thi. Muốn thi tốt thì phải dạy – học tốt. Cho nên lãnh đạo sở GD-ĐT, các phòng chuyên môn cần chỉ đạo việc dạy – học tốt đối với lớp 12. “Kể cả trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Thông tư 29, cần thấy được là thông tư này nhằm quản lý chứ không phải cấm dạy thêm, học thêm. Còn ôn thi cho học sinh là trách nhiệm của các thầy cô, nhà trường. Không có lý do gì bao biện là chất lượng kỳ thi năm nay giảm xuống là vì thực hiện Thông tư 29. Nếu hoạt động dạy học hằng ngày, hằng kỳ và hằng năm đều được tốt thì kỳ thi trở nên nhẹ nhàng và không áp lực” – Thứ trưởng khẳng định.

Thứ hai, các trường cần quan tâm thực hiện việc tổ chức thi thử cho học sinh. Thi thử nhưng phải vận hành thật, làm bài thật, đánh giá thật, sử dụng kết quả thi thử để phân loại học sinh trên cơ sở tiếp tục bổ sung kiến thức; đồng thời cũng để giáo viên biết cách vận hành kỳ thi theo quy chế mới. Thứ 3, công tác chuẩn bị cần thực hiện từ sớm, từ xa, kỹ lưỡng từ chuyên môn, cơ sở vật chất, phương án dự phòng, con người… Trong đó, chuẩn bị về nguồn lực con người là quan trọng nhất. Máy móc, thiết bị, phần mềm… nếu thiếu con người thì không thể thực hiện được. Thứ tư, khâu chỉ đạo cần sâu sát, toàn diện, có trọng tâm trọng điểm. Thứ năm, công tác phối hợp cần hết sức chủ động, nhịp nhàng. Thứ sáu, chuyên môn nghiệp vụ phải tinh thông, đúng quy chế. Thứ bảy, chủ động làm tốt công tác truyền thông, kịp thời, hiệu quả. Thứ tám, cần dự báo những vấn đề rủi ro, dễ xảy ra sai sót… để có phương án xử lý phù hợp.

Ngoài ra, 4 nội dung về công tác ra đề, in sao đề, coi thi, chấm thi cũng được Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh. Trong đó, theo đánh giá của Thứ trưởng, công tác coi thi rất dễ xảy ra rủi ro, sai sót. Chỉ cần một hội đồng thi làm lộ đề thì ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị của toàn ngành; gây mất niềm tin của xã hội, do vậy cần hết sức nghiêm túc.

Thứ trưởng cũng đề cập lại quan điểm “3 không”, “4 đúng”. Trong đó, “3 không” là: Không lơ là, chủ quan; không áp lực thái quá; không tự ý xử lý tình huống bất thường. “Bốn đúng” là đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng – đủ quy trình; đúng vị trí, chức trách nhiệm vụ; đúng thời điểm xử lý tình huống bất thường. Cùng với đó, ở kỳ thi năm nay, Thứ trưởng yêu cầu phát huy tinh thần trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng tổ chức thi và phát huy ý thức tự giác tuân thủ quy chế của thí sinh.

Mê Tâm

Bình luận (0)