Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Thủ tướng chỉ thị phát triển du lịch nhanh, bền vững

Tạp Chí Giáo Dục

Du lch Vit Nam đang ngày càng phát trin mnh m và đã tng bưc khôi phc li sau đi dch Covid-19 nhưng vn đang phi đi din vi không ít khó khăn, thách thc. Nhu cu du lch thế gii đang thay đi, cnh tranh trong khu vc và quc tế ngày càng gay gt, biến đi khí hu, hin tưng thi tiết cc đoan… tác đng ngày mt ln đòi hi ngành du lch phi thc s đi mi tư duy, cách làm, cách tiếp cn.


Du khách tri nghim hot đng ln bin ti Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã ban hành chỉ thị phát triển du lịch nhanh, bền vững thời gian tới; trong đó yêu cầu thực hiện nhiều nội dung quan trọng.

ng khách quc tế, ni đa năm 2023 vưt ch tiêu

Theo nội dung chỉ thị, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia. Sau giai đoạn bị đình trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến nay du lịch Việt Nam đã từng bước khôi phục trở lại; đặc biệt là hoạt động du lịch nội địa, đạt được một số kết quả tích cực.

Cụ thể như: Lượng du khách quốc tế và nội địa năm 2023 đã vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm; các chương trình, sự kiện du lịch diễn ra sôi động tại các địa phương; các vấn đề tạo thuận lợi cho du khách quốc tế (thủ tục xuất nhập cảnh, thị thực điện tử…) đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt, sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng với quyết tâm chính trị của nhiều địa phương, nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi. Sản phẩm du lịch được làm mới, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Nhiều điểm đến mới được đầu tư, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch được cải thiện, nâng cấp.


Mt đa đim du lch thu hút du khách ti Khánh Hòa

Bên cạnh những kết quả đạt được, chỉ thị cũng dẫn ra một số tồn tại, hạn chế mà du lịch Việt Nam cần nỗ lực khắc phục. Cơ chế, chính sách, pháp luật cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp bối cảnh mới. Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2023 mới chỉ bằng 70% so với 2019; chi tiêu cho mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch khác còn thấp. Liên kết phát triển du lịch giữa các bộ, ngành, địa phương (nhất là về quản lý, quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm, nhân lực) chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ và đồng bộ. Vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”, chưa hình thành các mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược cùng phát triển; hợp tác công – tư còn hạn chế.

Chưa tổ chức được nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch mang tầm quốc tế, có tính chuyên nghiệp cao, định kỳ, thường xuyên hơn. Giá dịch vụ du lịch chưa ổn định, nhất là vào mùa cao điểm; việc tăng giá dịch vụ chưa tỷ lệ thuận với tăng chất lượng. Công tác dự báo, định hướng phát triển thị trường chưa rõ nét, đồng bộ; công tác quản lý điểm đến du lịch chưa chặt chẽ, hiệu quả. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm còn bất cập; nạn chèo kéo, ép giá, kinh doanh du lịch trái phép còn xảy ra, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam…

Đy mnh phát trin ngun nhân lc, th trưng lao đng du lch

Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ để thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam một cách nhanh, toàn diện, bền vững. Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước chương trình hành động du lịch xanh quốc gia; tập trung vào một số hoạt động cụ thể: Diễn đàn thường niên du lịch xanh quốc gia, phát triển sản phẩm du lịch xanh gắn với hình thành cộng đồng doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi, đánh giá và cấp chứng chỉ du lịch bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng du lịch bền vững toàn cầu cho các cơ sở du lịch, khách sạn. Đồng thời, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan đề xuất những cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, phát triển toàn diện và đồng bộ ngành du lịch (về thuế, đất đai, cơ chế phối hợp) để xây dựng điểm đến văn minh, an toàn, thân thiện môi trường… Hướng dẫn các địa phương phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với các sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc thù, có tính liên vùng để thu hút du khách; phát triển đồng bộ du lịch bình dân, cao cấp và đặc biệt cao cấp.


Sinh viên ngành qun tr dch v du lch và l hành (Trưng ĐH Quc tế Hng Bàng) đưc ging viên hưng dn thc hành nghip v

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan hữu quan nghiên cứu hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển các mô hình trung tâm mua sắm outlet, tổ hợp du lịch đêm, cửa hàng miễn thuế tại trung tâm thành phố… Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong công tác quản lý người lao động trong và ngoài nước làm việc ở lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, bộ này cũng phối hợp Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành những chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động du lịch nhằm thực hiện các mục tiêu của “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”…

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)