Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rà soát, thúc đẩy giải ngân các gói tín dụng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cui tun qua, Thng Phm Minh Chính đã ch trì phiên hp Chính ph thưng k tháng 7. Phiên hp tp trung tho lun v tình hình phát trin kinh tế – xã hi tháng 7 và 7 tháng, phương hưng, nhim v trng tâm tháng 8 và nhng tháng cui năm 2023… Ti đây, Thng ch đo các đơn v liên quan phi rà soát, thúc đy và có báo cáo hàng quý đ gii ngân các gói tín dng nhm phát trin kinh tế – xã hi.


Th tưng Phm Minh Chính phát biu ti phiên hp

Kinh tế – xã hi tháng 7 đã  tt hơn so tháng 6

Về tình hình kinh tế – xã hội, các báo cáo, ý kiến thống nhất đánh giá, dù chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình thế giới, song kinh tế – xã hội tháng 7 đã tốt hơn so tháng 6, góp phần vào kết quả chung của 7 tháng.

Cụ thể, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm dần; chỉ số CPI bình quân 7 tháng tăng 3,12% (so với bình quân 6 tháng 3,29%, 5 tháng 3,55%, 4 tháng 3,84%; 3 tháng 4,18%; 2 tháng 4,6% và tháng 1 là 4,89%).  Tình hình thị trường tiền tệ, chứng khoán cơ bản ổn định, có xu hướng phục hồi tích cực, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm. Thu ngân sách Nhà nước 7 tháng đạt trên 1 triệu tỷ đồng, bằng 62,7% dự toán (dự kiến cả năm 2023 là 200 nghìn tỷ đồng).

Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trở lại. Trong tháng 7, xuất khẩu tăng 2,1% so với tháng trước; nhập khẩu tăng 2,4%; xuất siêu 3 tỷ USD. Tính chung 7 tháng xuất khẩu đạt 195,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 178,9 tỷ USD; xuất siêu 16,5 tỷ USD.

Thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 tăng 1,1% so tháng trước và tăng 7,1% so cùng kỳ; 7 tháng tăng 10,4%. Khách quốc tế tháng 7 đạt hơn 1 triệu lượt người (đây là tháng có lượng khách quốc tế lớn nhất từ sau mở cửa), tăng 6,5% so tháng trước và gấp gần 3 lần so cùng kỳ; 7 tháng đạt gần 6,6 triệu lượt, gấp 6,9 lần so cùng kỳ.

Giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đạt 267,63 nghìn tỷ đồng – đạt 37,85% kế hoạch. Tổng vốn FDI đăng ký tháng 7 đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng gần 9% so với tháng trước, 7 tháng đạt gần 16,24 tỷ USD, tăng 4,5%; vốn FDI thực hiện 7 tháng đạt 11,58 tỷ USD, tăng 0,8%. Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Tình hình phát triển doanh nghiệp tích cực hơn. Theo đó, tháng 7 có 13,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 2,4% về vốn đăng ký so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng có 131,9 nghìn doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, cao hơn số rút lui khỏi thị trường là 113,3 nghìn doanh nghiệp.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Lạm phát có xu hướng giảm nhưng vẫn chịu nhiều sức ép. Tăng trưởng tín dụng thấp, hấp thụ vốn còn yếu, tiếp cận vốn vẫn khó khăn. Điều hành chính sách tiền tệ trong nước khó khăn trong bối cảnh nhiều nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, nhất là về khả năng tiếp cận vốn, đơn hàng sụt giảm. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cầu trên các thị trường lớn, truyền thống suy giảm dẫn đến trong 7 tháng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước (dù tháng sau cải thiện hơn tháng trước). Công nghiệp tiếp tục phục hồi nhưng chậm. Niềm tin kinh doanh có tăng nhưng vẫn dưới 50 điểm.

Phn đu đt tăng trưng khong 9%

Trong tháng 8 và những tháng cuối năm, Thủ tướng nêu rõ, dự báo tình hình sẽ khó khăn hơn, nhiều vấn đề chưa lường hết được, trong đó lưu ý tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp; song phải kiên trì, kiên định, tập trung thực hiện các mục tiêu tổng quát đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ.

“Chúng ta chưa thay đổi mục tiêu về tăng trưởng, như vậy trong 6 tháng cuối năm, phải đạt tăng trưởng khoảng 9%”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng nhấn mạnh trọng tâm chỉ đạo, điều hành vẫn là tiếp tục ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh công tác đối ngoại, nhất là với các nước lớn.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại cơ chế, chính sách, có giải pháp cụ thể, phù hợp để tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng. Về tiêu dùng, có giải pháp hiệu quả kích cầu tiêu dùng trong nước, phát triển mạnh thị trường trong nước…; Về đầu tư, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, các dự án hạ tầng trọng điểm, quan trọng, liên vùng; Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh thu hút, tạo thuận lợi cho đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác công tư (PPP).

Về xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại, giữ vững, củng cố các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới; có giải pháp hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn mới, nhất là tiêu chuẩn xanh; hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội các FTA đã ký kết mang lại; thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới như Trung Đông, châu Phi, Mỹ La tinh, Bắc Mỹ… Nhanh chóng ký kết FTA với UAE, nỗ lực kết thúc đàm phán trong tháng 8.

Cùng với đó, tập trung nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, phân cấp, phân quyền, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh chuyển đổi số phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, triển khai Đề án 06. 

Thủ tướng yêu cầu phát huy vai trò của 2 tổ công tác, gồm: Tổ công tác xây dựng báo cáo đánh giá tình hình kinh tế – xã hội năm 2023 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024 do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Tổ phó; Tổ công tác rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Tổ phó. Cùng với đó, phát huy vai trò 26 tổ công tác của Chính phủ làm việc với các địa phương, tập trung xử lý kiến nghị, đề xuất của địa phương, cơ quan, người dân, doanh nghiệp. 

Rà soát, thúc đẩy triển khai chương trình phục hồi và phát triển, phân bổ, điều chỉnh, giải ngân vốn đầu tư công. Rà soát, thúc đẩy, có báo cáo hàng quý để giải ngân các gói tín dụng 40 nghìn tỷ hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ cho vay nhà ở xã hội và 15 nghìn tỷ cho ngành sản xuất đồ gỗ, thủy sản theo tinh thần kịp thời, thuận lợi, thông thoáng, linh hoạt.

Thúc đẩy tiến độ, bảo đảm chất lượng công tác quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, phấn đấu cơ bản hoàn thành công tác này trong năm 2023, nhất là quy hoạch 5 vùng kinh tế – xã hội còn lại. Tiếp tục tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài, các dự án thua lỗ, nhất là dự án thép Thái Nguyên.

Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, nâng cao đời sống nhân dân…

Nhóm  PV

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)