Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thúc đẩy kinh tế số tại TP.HCM: Tận dụng tinh thần Nghị quyết 98

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ti hi tho “Thúc đy kinh tế s (KTS) TP.HCM phát trin bn vng”, nhiu ý kiến cho rng, KTS là ch trương và ngưi thúc đy không ai khác chính là các doanh nghip (DN). Tuy nhiên, các chính sách và ngun lc trên đa bàn TP.HCM đ h tr DN thc hin, đc bit là DN va và nh thc hin KTS hin nay còn hn chế. Theo đó, đòi hi TP.HCM phi có nhng cơ chế, chính sách phù hp, đc bit là tn dng tinh thn t Ngh quyết 98/2023/QH15 (ca Quc hi v thí đim mt s cơ chế, chính sách đc thù phát trin TP.HCM) vào phát trin KTS mt cách hiu qu.


Phó Th tưng Trn Hng Hà và các đi biu thc hin nghi thc ra mt Trung tâm đin t, vi mch bán dn thuc Khu Công ngh cao TP.HCM, chiu 6-9. Ảnh: VGP

Kinh tế s đóng góp vào GRDP tăng hàng năm

Năm 2021, KTS đóng góp vào GRDP của TP.HCM là 15,38% (chưa bao gồm thương mại điện tử và kinh tế chia sẻ); năm 2022 là 18,66%.

Ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM – cho biết, TP đã nỗ lực thực hiện rất nhiều giải pháp để thúc đẩy KTS, với mục tiêu đến năm 2025, KTS đóng góp 20% vào GRDP; đến năm 2030 tăng lên 40%. Các chỉ tiêu của TP cao hơn bình quân cả nước từ 5-10%. Đặc biệt, Nghị quyết 31/2022 của Bộ Chính trị đã giao cho TP.HCM nhiệm vụ đến năm 2030 trở thành lá cờ đầu của cả nước về KTS.

Theo ông Thắng, KTS là chủ trương và người thúc đẩy không ai khác chính là các DN. Tuy nhiên, từ chủ trương của Nhà nước biến thành chính sách cụ thể thúc đẩy DN tham gia thì không dễ, cho nên TP rất cần các chuyên gia, DN biến chính sách thành chủ trương.

“Với mong muốn KTS TP phát triển nhanh, đạt mục tiêu Nghị quyết 31 đề ra, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều chương trình chuyên sâu hơn để thúc đẩy KTS, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của kinh tế TP”, ông Thắng nói.

Nhiều chuyên gia nhận định, KTS tại TP.HCM dù mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển nhưng đã đạt được nhiều kết quả nổi trội. TP đã có những bước đi khá vững vàng về chuyển đổi số để tiến tới KTS thành công là nhờ sự chung tay đóng góp, hiến kế rất lớn từ đội ngũ chuyên gia, trường viện và cộng đồng DN.

Chỉ ra những ngành đóng góp vào KTS, bà Đặng Thị Việt Đức – Trưởng khoa Tài chính – Kế toán, Trưởng Lab KTS, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – cho biết, ngoài các ngành ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin – truyền thông (ICT) còn có các ngành số hóa cao như: hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm…

Đối với các ngành kinh tế trọng điểm của TP.HCM, mức số hóa ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ chiếm 16,31% GDP; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (không gồm sản xuất ICT) chiếm 12,45% GDP; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 10,08% GDP; vận tải, kho bãi chiếm 9,42% GDP; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ là 5,28% GDP.

La chn các lĩnh vc kinh tế ưu tiên

Mặc dù được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong phát triển KTS, song nhiều chuyên gia cho rằng, các chính sách và nguồn lực hỗ trợ DN, nhất là DN vừa và nhỏ còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhận thức ở nhiều nơi, nhiều cấp ngành chưa đầy đủ, đồng bộ. Phương pháp, công cụ đo lường không thống nhất.

Ông Nguyễn Thành Công – Giám đốc tư vấn Chuyển đổi số Tập đoàn VNPT – cho hay: “Hiện nay, các DN có một vướng mắc là nghe rất nhiều về chuyển đổi số, KTS nhưng không biết bắt đầu từ đâu”.

Chỉ ra nguyên nhân DN gặp rất nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi, ông Hà Thân – Phó Chủ tịch Hội Tin học TP – cho rằng, do dữ liệu không liên thông, ứng dụng không tích hợp. Một thách thức khác là phải làm cho đội ngũ hiểu chuyển đổi số là gì, lợi ích và chi phí chuyển đổi số để cùng hợp lực chuyển đổi số.

“TP nên cân nhắc lựa chọn các lĩnh vực kinh tế ưu tiên để tập trung chuyển đổi số. Có lộ trình chuyển đổi số kinh tế, làm sao tăng trải nghiệm của người dân, DN đối với chính quyền số, KTS”, ông Thân góp ý.

Ông Đoàn Đại Phong – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty giải pháp DN Viettel – cho rằng: “TP.HCM cần đưa KTS thành một chuyên đề, xâm nhập vào các cấp, các ngành. Đồng thời, xây dựng các chiến lược và giải pháp KTS ngành, lĩnh vực. Cần đi đầu và xây dựng sách trắng về KTS, xây dựng bộ chỉ tiêu đo lường quy mô nền KTS theo tiêu chuẩn quốc tế”.

Ông Lâm Đình Thng – Giám đc S Thông tin và Truyn thông TP.HCM – nhn mnh, TP.HCM sn sàng thí đim nhng chính sách mi ca ngành thông tin truyn thông hoc trên lĩnh vc KTS. S Thông tin và Truyn thông s tiếp nhn các ý kiến đóng góp, t đó đ xut lãnh đo TP có nhng chính sách th nghim v lĩnh vc này. Cũng theo ông Thng, TP.HCM không bó hp trong vài DN ln hoc DN chuyên trách đ thc hin KTS mà càng nhiu DN tham gia càng tt. Nếu DN có gii pháp, ý tưng, sáng kiến, S Thông tin và Truyn thông sn sàng kết ni đ phát trin s nghip chung ca TP.

Tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng, nền KTS đang rất mới không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới nên có tính rủi ro, không bền vững và tính đột phá. KTS TP.HCM đang có 2 điểm nghẽn là nguồn lực con người và tài chính. Do đó, chính sách phát triển KTS phải nhìn nhận trên góc độ thị trường; trên cơ sở KTS là nền kinh tế rất mới, rất nhiều rủi ro để tiếp cận một cách mềm mại hơn.

Để giải quyết những điểm nghẽn này, ông Alex Phan – đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam – đề xuất, TP nên có chính sách thu hút thêm nhiều nhân tài, nhân lực trẻ trong lĩnh vực công nghệ. Đồng thời cần có nguồn quỹ để tài trợ cho các startup lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Tn dng Ngh quyết 98 vào thúc đy kinh tế s

TP.HCM có nhiều tiềm năng phát triển KTS, bởi số lượng DN đông, hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao. Xu hướng số hóa xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế như thương mại, thanh toán, giao thông, giáo dục, y tế; việc sử dụng công nghệ dần đi vào nếp sống, nếp sinh hoạt và làm việc của người dân. Bên cạnh đó, thương mại điện tử tại TP.HCM đang ở giai đoạn phát triển nhanh chóng cả về hình thức lẫn quy mô thị trường. Đặc biệt, Nghị quyết 98 có hỗ trợ chính sách cho DN thực hiện đổi mới sáng tạo. Đây là cơ hội để các DN lĩnh vực đổi mới sáng tạo được hỗ trợ phát triển.

Ông Phạm Bình An – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – nhấn mạnh: “Tinh thần từ Nghị quyết 98 là cho phép TP.HCM thử nghiệm các cơ chế, chính sách (Sandbox) mà đối với KTS, kinh tế xanh thì những thử nghiệm rất quan trọng. Do đó, TP phải tận dụng Nghị quyết 98 để đưa ra những cơ chế, chính sách thử nghiệm cho KTS”.

Ông Trần Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ KTS và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông – góp ý: “Nghị quyết 98 đã xây dựng bản đồ chính sách về phát triển KTS. Việc cần làm tiếp theo của TP.HCM là xây dựng chính sách về phát triển KTS theo từng giai đoạn. Ví dụ, giai đoạn thúc đẩy phát triển; giai đoạn tiêu chuẩn hóa; giai đoạn nâng cao hiệu quả, quản lý giám sát, quản lý số…”.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)