Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thúc đẩy tinh thần yêu lịch sử Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

D án khi nghip thiết thc t lch s mang tên Lc Khi ca Đoàn Nht Quang (cu sinh viên Trưng ĐH Khoa hc Xã hi và Nhân văn – ĐH Quc gia TP.HCM) đã đưc 2 nhà đu tư rót vn tng cng 130 ngàn USD đ đưa vào thc tin.


Cu sinh viên Đoàn Nht Quang gi vn thành công cho d án khi nghi lĩnh vc lch s

Trong đó, 100 ngàn USD được rót vốn từ một tập đoàn chuyên đầu tư các dự án khởi nghiệp công nghệ hoặc dự án khởi nghiệp tạo ra giá trị xã hội (vào tháng 9-2020) và 30 ngàn USD được đầu tư từ một đơn vị về nghệ thuật (vào tháng 6-2021).

Th hin lch s bng phong cách hin đi

Vốn tốt nghiệp ngành lịch sử, ban đầu Đoàn Nhật Quang lập ra Fanpage “Việt sử giai thoại”, đăng những bài viết về lịch sử do chính anh tìm tòi, nghiên cứu, chấp bút. Ý định khởi nghiệp thôi thúc anh tìm hướng phát triển hoạt động này thành một dự án về lịch sử bề thế hơn, và Lạc Khởi được xây dựng từ đó.

Vào tháng 9-2020, Lạc Khởi nhận được vốn đầu tư 100 ngàn USD, bắt đầu trở thành một doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông và sản xuất nội dung số chuyên về chủ đề lịch sử, văn hóa. Về lâu dài, Lạc Khởi hướng tới việc xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ dành riêng cho chủ đề này. Thời điểm trước mắt, Lạc Khởi tập trung xây dựng 2 mảng kinh doanh chính. Thứ nhất là xây dựng nền tảng lackhoi.com để chia sẻ nội dung theo mô hình thương mại xã hội, kết hợp việc tạo ra nội dung đa định dạng (text/video/podcast…) và một cửa hàng trực tuyến để kinh doanh các sản phẩm liên quan đến chủ đề lịch sử – văn hóa. Thứ hai, xây dựng một thương hiệu thời trang và vật phẩm chứa các giá trị văn hóa – lịch sử Việt; từ đó tạo ra dòng doanh thu ổn định để nuôi và phát triển doanh nghiệp, đồng thời thông qua các sản phẩm có tính ứng dụng để phổ biến hình ảnh lịch sử – văn hóa dân tộc. Các sản phẩm được phân phối tại website: Lackhoi.store.

Một số sản phẩm nổi bật của dự án phải kể đến bộ sưu tập áo thun in hình các nhân vật lịch sử Việt Nam theo phong cách truyền thần và chi bi hoặc in họa tiết cách điệu từ các họa tiết trên trống đồng. Đi kèm với áo còn có bộ bưu thiếp với 10 thẻ hình mô tả 10 trận đánh nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam, giúp người trẻ có thêm kiến thức về lịch sử dân tộc. Chỉ riêng áo thun in họa tiết cách điệu từ họa tiết trên trống đồng, đến nay đã có 2.000 áo được bán ra. Mỗi áo này đi kèm bộ 10 bưu thiếp, giá bán là 299 ngàn đồng. Mới đây, 100 ba lô cũng được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đặt hàng thiết kế riêng và sản xuất bởi Lạc Khởi. Đặc biệt, sắp tới dự án sẽ ra mắt bộ sưu tập gồm giày và ba lô với những hình ảnh được cách điệu từ họa tiết trên mặt trống đồng như: Chim lạc, giao long, võ sĩ, bông lúa…

Nhật Quang cho biết nền tảng lackhoi.com trong tháng 10-2021 có hơn 200 ngàn lượt truy cập, trở thành một trong số website về chủ đề lịch sử có nhiều lượt truy cập ở Việt Nam…

Đưa lch s gn vi cuc sng

“Tôi nhận thấy rằng, lịch sử dân tộc Việt Nam rất hấp dẫn nhưng vẫn chưa được mọi người quan tâm đúng nghĩa. Lý do chúng ta còn thiếu cách truyền tải thông điệp lịch sử đa dạng và sinh động tương tự nước ngoài như: Qua phim ảnh, truyện tranh, công viên chủ đề hay các sản phẩm ứng dụng (đồ chơi, thời trang…). Bên cạnh đó cũng thiếu những sân chơi để mọi người tìm hiểu lịch sử theo đúng khả năng của mình, chẳng hạn người chưa hiểu nhiều về lịch sử cần có sân chơi bình dân để họ tiếp cận lịch sử theo kiểu bình dân”, Nhật Quang nhận định.

Đó cũng là lý do trong dự án của mình, anh chú tâm truyền tải lịch sử theo hai hướng: Thông qua hình thức kể chuyện (bằng nội dung, bằng phim diễn họa, bằng video, bằng bưu thiếp…) và thông qua các sản phẩm mang tính ứng dụng để mọi người gần gũi với lịch sử nước nhà hơn. Mặc dù vậy, để đưa các giá trị văn hóa, lịch sử một cách nhẹ nhàng vào đời sống hiện đại không hề dễ. Chính Nhật Quang cũng nhìn thấy thị trường mà anh định hướng khai thác có nhiều cái khó, nhất là việc tạo ra những sản phẩm vừa mang tính giá trị vừa có tính phổ biến. Cũng bởi vậy nên hầu hết các sản phẩm đầu tiên của dự án đều đi vào thị trường ngách, chỉ chinh phục được một số ít người yêu sử. Chỉ đến khi tung ra bộ sưu tập áo thun in họa tiết sáng tạo từ họa tiết trên trống đồng đi kèm bộ bưu thiếp với 10 thẻ hình mô tả 10 trận đánh nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam thì Lạc Khởi mới chinh phục được số đông, kể cả những khách hàng không quan tâm nhiều đến lịch sử – văn hóa.


Mu áo thun in hình các nhân vt lch s Vit Nam

Để tạo được sự bứt phá này, Nhật Quang xác định việc mang sản phẩm đến với khách hàng ở thị trường lớn thì yếu tố quan trọng đầu tiên phải là sự phù hợp. Cụ thể, mỗi sản phẩm thời trang phải đáp ứng các tiêu chí đẹp, chất lượng, giá thành rẻ. Thay vì hướng tới lượng khách hàng “thích lịch sử nên mua sản phẩm” thì Lạc Khởi hướng tới đối tượng khách hàng mua sản phẩm vì đẹp, chất lượng rồi gửi gắm giá trị lịch sử vào đó.

Cũng như trong kinh doanh, Nhật Quang chú trọng việc tạo ra giá trị trước và sau đó thương mại hóa dựa trên những giá trị mà mình tạo ra. Anh cho rằng kinh doanh đi kèm với việc tạo ra giá trị xã hội. Và nếu Lạc Khởi thúc đẩy được tinh thần yêu lịch sử Việt Nam của người Việt thì đó là một giá trị rất lớn, góp phần thúc đẩy các giá trị nhân văn khác như tinh thần yêu nước, tinh thần tự lực tự cường… “Tương tự nhiều doanh nghiệp, tình hình dịch bệnh vừa qua ảnh hưởng mạnh đến Lạc Khởi, tới hoạt động kinh doanh và các kế hoạch đã dự tính. Tuy nhiên, Lạc Khởi may mắn trong thời gian trước đó đã xây dựng được một cộng đồng với hơn 60 ngàn thành viên. Nhờ vậy các hoạt động của Lạc Khởi có thể dựa vào cộng đồng để duy trì được”, Nhật Quang chia sẻ. Anh kỳ vọng sau khi dịch bệnh tạm lắng, Lạc Khởi sẽ có điều kiện tập trung nhiều hơn cho hoạt động về truyền thông xã hội; thúc đẩy việc xây dựng nền tảng Lackhoi.com vượt mốc 1 triệu lượt truy cập và phấn đấu trở thành website về lịch sử lớn nhất Việt Nam.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)