Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Thực đơn” hấp dẫn dành cho thiếu nhi trong hè

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa hè năm nay, các khán gi nhí s tha h la chn “thc đơn” cho mình vi nhiu b phim truyn hình, chương trình kch nói đa dng, hp dn, mang đy tính giáo dc do nhiu din viên, đo din ni tiếng thc hin. Điu này không ch khiến các em háo hc mà các bc ph huynh cũng hào hng, hoan nghênh.


Nhc sĩ Nguyn Văn Chung và các hc trò trong d án “Cùng con tp hát”

T “Cùng con tp hát” đến “Góc đc sách hè”

Có thể nói rằng, mùa hè 2023 thật sự sôi động với một “thực đơn” giải trí đa dạng và phong phú dành cho các cháu thiếu nhi. Mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã công bố dự án “Cùng con tập hát” – một series 300 tập được phát trên kênh YouTube 300 bài hát thiếu nhi của anh với sự tham gia giảng dạy xuyên suốt của “cô giáo” là ca sĩ Nguyễn Duyên Quỳnh.

Mỗi tập sẽ dạy cho các bé hát 1 bài hát mới trong kho nhạc thiếu nhi mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã sáng tác với rất nhiều chủ đề, nội dung đa dạng. Bên cạnh đó, có một số tập hướng dẫn các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản cho các con có thể tự luyện thanh ở nhà mỗi ngày. Các bé chưa có điều kiện được học hát tại các trung tâm hoặc lớp năng khiếu cũng có thể tự tập và học theo dễ dàng.

“Đây là dự án mà tôi vô cùng tâm huyết khi xây dựng khu vườn âm nhạc thiếu nhi Việt Nam tươi đẹp đúng lứa tuổi dành cho các bé từ 3-13 tuổi. Các bài hát mới, gần gũi, thực tế và đa dạng chủ đề, từ gia đình, mái trường, những ngày lễ tết, những bài học nhỏ… để các em có thể nghe, học và hát theo một cách nhanh chóng. Các em sẽ có nhiều bài hát để lựa chọn hơn khi biểu diễn trong lớp, trong trường hoặc các sân khấu ca nhạc thiếu nhi…” – nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ!

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết thêm, dự án “Cùng con tập hát” cũng sẽ là nguồn tư liệu âm nhạc thiếu nhi, xem như bộ sách dạy hát online để các thầy cô âm nhạc tại các trường mầm non, tiểu học có thể tham khảo để chọn giáo án giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó, dự án còn là một kênh giáo dục âm nhạc trực quan và dễ hiểu dành cho trẻ em ở vùng núi, vùng sâu vùng xa nơi thiếu những cơ sở, trung tâm đào tạo năng khiếu cho những bé có đam mê.


Cnh trong v “Đi náo Long Cung”

Tiếp nối các hoạt động như Chơi thả ga và tiệc trà cùng heo Peppa, Vẽ tất tần tật từ các hình cơ bản, Tiệc thơ nhà mình vui nhất, NXB Kim Đồng đang tổ chức chuỗi hoạt động “Góc đọc sách hè” tại trụ sở 55 – Quang Trung – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội).  Các bạn nhỏ sẽ được trải nghiệm đọc các cuốn sách thuộc nhiều thể loại: thơ, truyện, sách khoa học, kiến thức, kỹ năng… “Góc đọc sách hè” dành cho các bé từ 3-11 tuổi, với những chủ đề được thiết kế phù hợp theo từng độ tuổi như: Cùng em bước vào thế giới đồng thoại, Bỏ điện thoại xuống nào!, Vũ trụ diệu kỳ, Khoa học trong quả trứng…

Kch thiếu nhi “vào mùa”

Từ ngày 1-6 đến 22-8, tại Nhà hát Bến Thành, Sân khấu IDECAF sẽ công diễn vở kịch thiếu nhi “Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai” (tác giả Quang Thảo, đạo diễn Đình Toàn). Trong vở này, NSƯT Thành Lộc vào vai Ác tiên Mắc Ma vô cùng duyên dáng, sinh động, cuốn hút người xem. Phối hợp ăn ý với anh là ê-kíp mà hầu như khán giả nhí nào cũng quen mặt và yêu mến như Hữu Châu, Mỹ Duyên, Thanh Thủy, Lê Khánh, Bạch Long…

Vở diễn được dàn dựng chỉn chu, chặt chẽ, nội dung hấp dẫn, tăng cường nhiều mảng miếng duyên dáng, có phần vượt trội so với một số vở ngày trước. Câu chuyện cổ tích quen thuộc nhưng tác giả đã đưa ra một tứ mới, để hai nhân vật Thiện tiên và Ác tiên đấu với nhau xem bên nào thắng. Và cái thiện chiến thắng, nhưng điểm sáng lại chính là sự quyết định của con người, của nàng công chúa, đã vượt qua mọi phép mầu. Phép mầu ở ngay trong bản thân cô, chứ không cần dựa vào thế lực bên ngoài. Ý tưởng hay, năng lượng tích cực của vở diễn là những nét mới hấp dẫn, thú vị với khán giả!


Cnh trong v “Bí mt trăm đt tre”

Có th nói mùa hè này, các em thiếu nhi s tht s thích thú vi nhng “món quà tinh thn” mà ngưi ln ban tng cho mình.

Mùa hè này, Sân khấu kịch Trương Hùng Minh của NS Minh Nhí ra mắt khán giả vở “Bí mật trăm đốt tre” của tác giả và đạo diễn Huỳnh Lập, lấy cảm tác từ truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”. Đây là vở kịch đầu tiên mở màn cho chuỗi kịch thiếu nhi “Truyện thần tiên” tại sân khấu này. Vở diễn được đầu tư công phu về nội dung, cảnh trí, phục trang cùng với sự tham gia của các nghệ sĩ như: Minh Nhí, Việt Hương, Đại Nghĩa, Hoàng Mập, Cát Tường, Huỳnh Lập, Mạc Văn Khoa, Hứa Minh Đạt, Quỳnh Lam, Lê Nhân, Su Su… hứa hẹn sẽ mang lại những phút giây giải trí tuyệt vời cùng với các bài học về đạo đức được lồng ghép khéo léo cho các em thiếu nhi.

Nối tiếp các vở diễn “Vương quốc những người xấu xí” và “Bộ lạc nanh trắng”, vở “Đại náo Long Cung” là vở kịch thiếu nhi thứ ba của Nhà hát Sân khấu nhỏ 5B. Vở diễn được xây dựng như một bài học ngoại khóa sinh động cho các em nhỏ với thông điệp về việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống qua câu chuyện sân khấu.

Sâu bên dưới đáy đại dương, các loài thủy tộc hằng ngày vẫn múa hát và sinh hoạt cùng nhau. Một ngày nọ, ông Bảy Điện – người chuyên đánh bắt các loài thủy sinh quý hiếm bất ngờ xuất hiện ở Long Cung. Với bản tính xấu xa, ông toan tính sẽ “truy cùng bắt tận” tất cả tôm, cua, cá, mực… Bé Bào Ngư, con gái ruột của ông Bảy Điện cũng có mặt trong chuyến khám phá Long Cung lần này. Tận mắt nhìn thấy sự đau đớn của những người bạn đặc biệt là nàng Tiên Cá, cô Dã Tràng, anh Cá Ngựa, bạn Cá Nóc… bé Bào Ngư đã không bằng lòng với các hành động tàn nhẫn của ba mình.

Bí mật về nguyên do tại sao ông Bảy Điện lại có khả năng vượt không gian đi lại bình thường dưới biển bắt đầu được lần giở. Nhân nào quả nấy, ông Bảy Điện phải đối diện với chính “bản án” mà ông đã đối đãi với các loài sinh vật biển. “Đại náo Long Cung” là bài học thực tế, nhân văn về cách ứng xử của con người trước thiên nhiên, và cụ thể ở đây là môi trường biển. Vở có sự tham gia của NSƯT Mỹ Uyên, Chánh Trực, Lâm Thắng, Bảo Chu, Trần Tuấn Kiệt, Thiện Ngô, Huy Hoàng, Minh Quốc, Thanh Thúy, Quốc Cường, Trà My, Đăng Quang và bé Gia Hân.

Hoàng Hc

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)