Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng từ 8% trong năm nay

Tạp Chí Giáo Dục

Thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng từ 8% trong năm nay - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng từ 8% trong năm nay Audio

Thng Phm Minh Chính đã nhn mnh như vy ti Hi ngh Thng Chính ph làm vic vi doanh nghip (DN) Nhà nưc (NN) tiên phong trong chuyn đi s (CĐS) và thúc đy tăng trưng. Hi ngh đưc t chc nhm thng nht v nhn thc, hành đng, phương pháp, cách làm khi chiến tranh thương mi đã n ra, phát huy vai trò ca DNNN khi gp khó khăn v thương mi…

Nhiều ngân hàng lớn đã tiên phong trong chuyển đổi số

Chuyn đi s nhiu doanh nghip còn manh mún

Ông Nguyễn Đức Tâm – Thứ trưởng Bộ Tài chính – cho biết, năm 2024, tổng tài sản của 671 DNNN (473 DN do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 DN do NN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) đạt trên 5,6 triệu tỷ đồng – tăng 45% so với năm 2023; vốn chủ sở hữu đạt gần 3 triệu tỷ đồng – tăng 61%; tổng doanh thu đạt gần 3,3 triệu tỷ đồng – tăng 24%; lợi nhuận trước thuế gần 227,5 ngàn tỷ đồng – tăng 8%; nộp ngân sách NN gần 400 ngàn tỷ đồng, tăng 9%.

Theo ông Tâm, các DNNN trong lĩnh vực công nghệ số như VNPT và Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã thể hiện rõ nét vai trò dẫn dắt trong CĐS, xây dựng hạ tầng số cho các cơ quan của Chính phủ và nhiều địa phương, tổ chức, DN; phát triển và ứng dụng thành công các sản phẩm CĐS về dịch vụ khách hàng…

Viettel đang thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ, kinh doanh toàn cầu, thực hiện thắng lợi CĐS, tiên phong kiến tạo xã hội số và là nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.

Nhóm các ngân hàng lớn nhất Việt Nam cũng CĐS mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Vietcombank, Agribank… đều triển khai ngân hàng số, dễ dàng trong thao tác, tích hợp nhiều giải pháp bảo mật ưu việt trên hệ thống dịch vụ ngân hàng số hiện đại…

“Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, DNNN vẫn còn một số tồn tại trong việc thực hiện CĐS, đổi mới sáng tạo, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; năng lực cạnh tranh, khoa học công nghệ (KH-CN) còn hạn chế; công cụ quản trị kinh doanh còn chậm đổi mới, chưa làm chủ công nghệ lõi trong CĐS số”, ông Tâm thừa nhận.

Đồng tình, Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Đức Long cho biết, hiện nay DNNN hoạt động tại nhiều lĩnh vực như năng lượng, viễn thông, tài chính… đã đạt được một số thành công trong CĐS và đạt được mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít DNNN có năng suất lao động, hiệu quả sản xuất thấp, CĐS manh mún.

Chuyn đi s là chuyn đi mô hình kinh doanh

Nhằm đẩy nhanh CĐS, ông Long cho rằng, CĐS rất cần vai trò của người đứng đầu. Công thức CĐS gồm 70% là chuyển đổi, 30% là công nghệ. Ứng dụng công nghệ thông tin thì phổ biến, ai cũng có thể làm nhưng CĐS phải là người đứng đầu, vì chỉ có người đứng đầu mới quyết định chuyển đổi. Người đứng đầu không phải chỉ cần chỉ đạo mà phải trực tiếp làm, trực tiếp phụ trách. Đây là tinh thần của Nghị quyết 57.

Thời gian vừa qua, các tập đoàn, công ty NN thực hiện CĐS nhưng đôi khi vẫn là trào lưu, chưa đi vào thực chất. CĐS là đổi mới sáng tạo, tạo ra những mô hình mới, có những rủi ro, người đứng đầu nếu không trực tiếp làm thì sẽ không thành công.

Cũng theo ông Long, CĐS thể hiện trên dữ liệu, nếu không có dữ liệu thì tất cả công nghệ đều vô nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay ý thức xây dựng dữ liệu trong các DN còn thiếu, đặc biệt là các DNNN.

CĐS cần một DN công nghệ số đồng hành. Vì vậy các DNNN nên thuê DN công nghệ số đầu tư hệ thống vận hành liên tục cải tiến để đáp ứng yêu cầu đổi mới của DN, thuận tiện cho người dùng và cho khách hàng. Toàn bộ các vấn đề về công nghệ vận hành cải tiến giao cho DN CĐS; còn DNNN chỉ tập trung vào đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới.

CĐS là chuyển đổi mô hình kinh doanh để tạo ra tăng trưởng mới. Bản chất của tăng trưởng trên 10% hiện nay của chúng ta không thể đến từ mở rộng quy mô mà cơ bản phải đến từ đột phá mô hình kinh doanh. DNNN cần chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang DN số, dựa trên KH-CN. Các DN hãy nghĩ ra các mô hình để đột phá và đặt ra các bài toán để DN CĐS giải quyết các bài toán đó.

“Bộ KH-CN sẽ đóng vai trò là trung tâm kết nối giữa DNNN có nhu cầu chuyển đổi, nhu cầu giải quyết các bài toán với DN CĐS. Bộ KH-CN cam kết đồng hành cùng DNNN trong CĐS; sẽ hỗ trợ các DNNN trong việc ứng dụng và thương mại hóa trong đổi mới”, ông Long khẳng định.

Về các nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Tâm cho rằng, các DNNN cần bố trí ưu tiên nguồn vốn thực hiện CĐS với tiến độ cụ thể. Triển khai các hoạt động hợp tác với DN công nghệ số trong nước để tăng tỷ lệ nội địa hóa các công nghệ nền tảng và các giải pháp hỗ trợ CĐS như Cloud, AI, BigData… Đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ mới, dịch vụ mới (5G, AI); chú trọng kiên cố, bền vững hạ tầng mạng lưới, phòng chống thiên tai; ưu tiên, mở rộng hạ tầng cho công nghiệp sản xuất, công nghiệp công nghệ cao; tiếp tục triển khai các dự án xây dựng cơ bản lớn, quan trọng đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Chuyn đi s phi là ưu tiên hàng đu

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, mặc dù số lượng các tập đoàn, tổng công ty chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số gần 1 triệu DN đang hoạt động nhưng có vai trò, vị trí quan trọng, nắm giữ một lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế. Do đó, các DNNN phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy KH-CN, đổi mới sáng tạo, CĐS, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, góp phần thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 và 2045) đã đề ra.

Theo Thủ tướng, CĐS là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong phát triển đất nước và với từng DN; DN phải tiên phong trong CĐS vì có nguồn lực, điều kiện, con người, tham gia dẫn dắt trong CĐS của đất nước, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số. Đồng thời, DN phải tăng trưởng cao ở mức 2 con số, tăng trưởng nhanh, bền vững để góp phần tăng trưởng GDP cả nước từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng 2 con số những năm tới, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách…

Thùy Linh

Bình luận (0)