Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thực hiện bình đẳng giới trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Vn đ bình đng gii c ta hin đã đưc ci thin rt nhiu và v cơ bn không có s khác bit ln gia các gii trong mt s lĩnh vc. Tuy nhiên, trong giáo dc, hin vn tn ti mt s hn chế, có th nh hưng đến cht lưng và hiu qu hot đng, t đó ít nhiu tác đng đến mt s lĩnh vc khác.

Muốn thực hiện bình đẳng giới trong trường học, cần sự nỗ lực đồng bộ từ nhiều phía (ảnh minh họa). Ảnh: Anh Khôi

Mt s hn chế v bình đng gii trong giáo dc

Hiện nay, giáo dục nước ta có một số hạn chế về bình đẳng giới, do điều kiện lịch sử, văn hóa nhưng cũng có phần lý do chủ quan. Đó là khác biệt về sự tham gia học tập. Mặc dù sự tham gia của học sinh nữ trong các lĩnh vực học tập và hoạt động ngoại khóa ngày càng gia tăng, nhưng vẫn tồn tại sự chênh lệch giữa các giới trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như ở các trường THPT, học sinh nữ theo học các khối tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ thường chiếm tỷ lệ ít hơn; ngược lại, khối xã hội thì nữ sinh lại nhiều hơn. Như vậy có sự không đồng đều về giới trong các khối. Đó là các định kiến về giới vẫn còn tồn tại trong giáo dục, ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Trong đó, từ thực tiễn xã hội và việc xác lập khối/ban ở bậc trung học, học sinh nữ có xu hướng chọn các ngành nghề mang tính xã hội và chăm sóc hơn là các ngành kỹ thuật hoặc khoa học. Vì vậy, qua xu hướng chọn ngành học, trong hoạt động nghề nghiệp, mặc nhiên, nữ giới được mặc định sẽ làm việc chủ yếu ở một số lĩnh vực nhất định; ngay trong giáo dục, sẽ có nhiều giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên các môn xã hội là nữ. Đó là sự khác biệt về cơ hội học tập. Trong một số khu vực, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, việc tiếp cận giáo dục của học sinh nữ vẫn bị hạn chế do các yếu tố văn hóa và kinh tế. Chẳng hạn, nếu trong một gia đình đông con, nhiều gia đình có xu hướng để con trai tiếp tục học đại học và con gái sẽ đi làm hoặc đi lấy chồng. Đó là sự giảm sút rõ rệt tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo trong ngành giáo dục. Hiện nay, phụ nữ có mặt chưa nhiều ở các vị trí quản lý và lãnh đạo trong ngành giáo dục, điều này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách bình đẳng giới. Điều thấy rất rõ là trong các trường học (trừ trường mầm non), tỷ lệ giáo viên nữ thường không ít hơn giáo viên nam nhưng lãnh đạo là nữ thì lại ít hơn hẳn. Cán bộ quản lý từ cấp phòng trở lên thì có xu hướng càng lên cao thì tỷ lệ nữ càng thấp.

Mt s nguyên nhân chính

Về cơ bản, có mấy nguyên nhân chủ yếu sau: Vấn đề thiếu bình đẳng trong sách giáo khoa đã được nhắc đến nhiều lần, dù hiện nay đã thay đổi nhiều nhưng từ đó tác động đến nhận thức và hành vi vẫn còn phảng phất đâu đó. Thí dụ, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 (tập 1 bộ Cánh diều hiện nay), ở trang bìa có tranh vẽ cô giáo cùng 5 học sinh thì có 3 học sinh nam; hay ở bài mở đầu (trang 4), trong các tranh có 14 học sinh thì có 8 học sinh nam, có 1 giáo viên nữ; ở bài 4 (trang 12) lại tiếp tục có một giáo viên nữ; hay ở nhiều hình khác thể hiện phụ nữ làm công việc nội trợ… Như vậy, sự mặc định công việc, nghề nghiệp liên quan đến giới đã ít nhiều được thể hiện ngay trong sách giáo khoa.

Đây đó còn có sự kỳ thị và phân biệt giới tính. Sự phân biệt giới tính có thể xuất hiện trong các quy định học tập, các hoạt động ngoại khóa… Chẳng hạn, ở nhiều lớp, giáo viên có thói quen chọn lớp trưởng là nam, lớp phó kỷ luật cũng là nam, lớp phó văn thể thì thường là nữ; hoặc khi phân công công việc thì có xu hướng chọn học sinh nam làm các công việc nặng thay vì có thể phân công một nhóm học sinh có cả nam và nữ để các em tự bố trí, sắp xếp. Có khi, còn thiếu sự nhạy cảm và nhận thức về bình đẳng giới. Một số giáo viên và nhân viên giáo dục có thể không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của bình đẳng giới và cách thực hiện trong lớp học. Thí dụ, phần nhiều mọi người chú ý bảo vệ trẻ em gái trước các nguy cơ bị xâm hại tình dục hơn học sinh nam; trong việc bố trí nhà vệ sinh, khu vực thay quần áo… cũng có sự chú trọng tính kín đáo, an toàn dành cho nữ sinh nhiều hơn nam sinh…

Ngoài vấn đề nhận thức, các trường học có thể thiếu nguồn lực và sự hỗ trợ cần thiết để thực hiện các chương trình và chính sách bình đẳng giới hiệu quả. Kể cả trong hoạt động quản lý, chính quyền các cấp và cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục cũng còn thiếu sự đầu tư một cách thỏa đáng và có bài bản cho công tác bình đẳng giới.

Các gii pháp thc hin bình đng gii trong giáo dc

Trước hết, cần nâng cao nhận thức và đào tạo. Tổ chức các khóa đào tạo cho giáo viên và nhân viên về bình đẳng giới, bao gồm cách nhận diện và loại bỏ các định kiến giới trong lớp học và cách khuyến khích tất cả học sinh tham gia vào mọi hoạt động. Đồng thời đưa nội dung giáo dục giới vào chương trình học chính thức, giúp học sinh nhận thức được các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới và xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau.

Tiếp theo, xem xét và điều chỉnh các quy định trong trường học để đảm bảo không có sự phân biệt giới tính. Bộ GD-ĐT đã ban hành kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Kế hoạch đề ra mục tiêu bảo đảm vấn đề về giới, bình đẳng giới đưa vào chương trình giảng dạy ở hệ thống giáo dục quốc dân; lồng ghép nội dung về giới, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản vào biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 và giảng dạy các cấp học. Trên cơ sở đó, cần điều chỉnh các quy định có quản lý để phù hợp với kế hoạch này. Trong nhà trường, nội quy cần tạo cơ hội bình đẳng cho cả nam và nữ trong các hoạt động học tập và ngoại khóa, khuyến khích học sinh tham gia vào các lĩnh vực học tập mà các em yêu thích, bất kể giới tính.

Đồng thời chú trọng xây dựng môi trường học tập bình đẳng. Đó là xây dựng một môi trường học tập nơi tất cả học sinh đều cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao, bất kể giới tính, nhất là trong việc tổ chức các hoạt động giao lưu và các buổi hội thảo về bình đẳng giới. Thiết lập các cơ chế giám sát và đánh giá để theo dõi tiến trình thực hiện bình đẳng giới trong trường học, để đảm bảo rằng các quy định được thực hiện hiệu quả. Trong đó, vấn đề chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường cần được đặc biệt quan tâm và có những giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp xảy ra, dành cho cả nam và nữ. Ngoài ra, cần nâng cao sự hợp tác với cộng đồng và các tổ chức để triển khai các chương trình và dự án hỗ trợ bình đẳng giới trong trường học. Tổ chức các sự kiện và hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, nhất là phụ huynh, học sinh và giáo viên. Cũng như cần có cơ chế giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp có dấu hiệu phân biệt đối xử về giới trong nhà trường.

Để thực hiện bình đẳng giới trong trường học, cần một nỗ lực đồng bộ từ nhiều phía, nhất là nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường học tập bình đẳng và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng. Có như vậy mới tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi tất cả học sinh đều có cơ hội phát triển bản thân.

Trnh Minh Giang

Bình luận (0)