Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT: Tận dụng cơ hội từ Nghị quyết 98

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sau 10 năm thc hin Ngh quyết (NQ) 29 năm 2013 ca Ban Chp hành Trung ương Đng khóa XI v đi mi căn bn, toàn din GD-ĐT, đáp ng yêu cu công nghip hóa, hin đi hóa trong điu kin kinh tế th trưng đnh hưng xã hi ch nghĩa và hi nhp quc tế; GD-ĐT TP.HCM nói riêng và cc nói chung đã đt đưc nhiu kết qu tích cc. Tuy nhiên đ công tác GD-ĐT đt kết qu cao hơn thì cn phi vn dng cơ hi t NQ98 ca Quc hi v thí đim mt s cơ chế, chính sách đc thù phát trin TP.HCM.


TS. Trn Đình Lý – Phó Hiu trưng Trưng ĐH Nông Lâm TP phát biu ti hi tho

Cht lưng GD-ĐT đt kết qu tt

Tại Hội thảo “Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong thực hiện NQ29 tại TP.HCM”, do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức mới đây, bà Nguyễn Trung Châu Tuyên – Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy quận 1 – cho biết, qua 10 năm thực hiện NQ29, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có chuyển biến trong nhận thức và hành động một cách rõ nét về công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học. Theo đó, tập trung chuyển mạnh từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực người học. Các cơ sở giáo dục đều tăng cường hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh.

Tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Đảng ủy nhà trường đã ban hành nhiều chương trình hành động để lãnh đạo toàn diện, góp phần đưa NQ29 vào đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt đã quan tâm xây dựng đội ngũ có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.

Ông Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng nhà trường – cho biết: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của trường đã được phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng GD-ĐT. 42% giảng viên có học vị tiến sĩ trở lên. Tình hình cán bộ nghỉ việc giảm rất nhiều so với trước. Hiện Trường ĐH Sư phạm TP vẫn đang tiếp tục đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất năng lực con người…”.

Thực hiện NQ29, Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM) đã phát triển quy mô đào tạo ĐH và sau ĐH phù hợp với định hướng trường ĐH nghiên cứu, phát triển các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội, bảo đảm chất lượng đào tạo theo chuẩn khu vực và các chuẩn quốc tế có uy tín. Trường cũng là đơn vị đi đầu thực hiện thành công Đề án đào tạo song ngành nội bộ ĐHQG. Bên cạnh nguồn đầu tư của Nhà nước đối với các dự án, công trình trọng điểm, Trường ĐH Kinh tế – Luật đã triển khai xây dựng cơ sở vật chất các tòa nhà học tập, văn phòng khối làm việc các khoa đào tạo từ Chương trình kích cầu đầu tư của TP.HCM.

Tại hội thảo, đại diện nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn đánh giá NQ29 đã phát huy tốt vai trò phối hợp của gia đình với nhà trường và xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ. Xã hội hóa GD-ĐT đạt kết quả tích cực. Hệ thống GD-ĐT công lập và ngoài công lập đã góp phần đáng kể vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP và cả nước..

Vn dng Ngh quyết 98 đ thc hin Ngh quyết 29

Ngoài những thuận lợi, một số ý kiến cho rằng, việc thực hiện NQ29 vẫn tồn tại, hạn chế.

Chẳng hạn như về công tác tuyển sinh, trường ĐH nào cũng sợ tuyển sinh “vượt chỉ tiêu 3%”. TS. Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP – cho biết, nhiều trường ĐH vì không thể kiểm soát được tỷ lệ thí sinh ảo nên buộc phải tuyển vượt chỉ tiêu. Vì vậy cần cân nhắc điều chỉnh mức vượt chỉ tiêu lên 5-7%. Nếu lấy điểm chuẩn cao quá thì không tuyển đủ sinh viên, nếu điểm chuẩn thấp quá thì lại vượt chỉ tiêu. Con số chênh lệch 3% quá thấp, đây là bài toán cân não với các trường.

Ngoài ra, ông Lý còn mong muốn NQ29 sẽ có những chỉnh sửa, bổ sung về chính sách khen thưởng dành cho các doanh nghiệp có đóng góp thiết thực vào công cuộc giáo dục của TP.HCM.

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật – thì mong muốn trường được trao quyền tự chủ trọn vẹn hơn, bao gồm tự chủ trong việc tuyển sinh, chương trình đào tạo, phương thức giảng dạy, tự quyết định tài chính, bổ nhiệm người đứng đầu đơn vị. Bởi nếu ĐH không có sự tự chủ trong giáo dục học thuật thì đó không phải giáo dục ĐH.

Với giáo dục nghề nghiệp, ông Đặng Văn Sáng – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách khoa TP – bày tỏ, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn còn nhiều khó khăn cần phải giải quyết như: chưa có đủ quỹ đất sạch cho phát triển cơ sở, trang thiết bị đào tạo đa phần chỉ dừng ở mức đầu tư tối thiểu theo quy định; việc chuyển giao, nhân rộng các chương trình theo chuẩn quốc tế chưa đồng bộ…

Khó khăn là vậy nhưng theo ông Sáng thì mỗi năm, hơn 80% học sinh, sinh viên trường nghề tốt nghiệp tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Theo đó, ông Sáng đề xuất các bộ, ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để giáo dục nghề nghiệp gắn chặt với thị trường lao động, tăng cường tính mở, liên thông, hiện đại, hội nhập và thích ứng. Đặc biệt, chú trọng phân luồng giáo dục nghề nghiệp sớm; thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp vào giáo dục nghề nghiệp (bao gồm học sinh tốt nghiệp THCS và THPT). Bên cạnh đó tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp từ khâu tuyển sinh đến đào tạo và đặt hàng đào tạo… 

Nêu những khó khăn về công tác Đảng, ông Trần Đức Thái – Bí thư Đảng bộ Trường Tiểu học – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm – chia sẻ, một số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuy nhiên chưa muốn đứng vào hàng ngũ của Đảng nên công tác phát triển Đảng còn khó khăn. Mặt khác, lực lượng giáo viên của trường đa số ở các tỉnh nên việc thẩm tra lý lịch theo quy định kết nạp Đảng mất nhiều thời gian.

Bà Võ Thị Tình – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Âu Việt – cũng tâm tư, Chi bộ Đảng trong trường ngoài công lập là một hoạt động đặc thù, trường còn hoạt động thì chi bộ còn, trường phá sản thì chi bộ cũng giải tán.

Để NQ29 tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, TS. Lê Hồng Sơn – Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM – nhấn mạnh, NQ98 vừa được Quốc hội thông qua là cơ hội lớn để TP dồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo bước chuyển biến đột phá để thúc đẩy công tác đổi mới giáo dục tại TP một cách căn bản, toàn diện theo tinh thần NQ29.

M.Phương – C.Thu

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)